LỜI GIÁO HUẤN

Cha Tổ Phụ Henris Dennis Thuận




DẪN NHẬP 

VỀ LỜI GIÁO HUẤN CỦA CHA TỒ PHỤ

Các "GIÁO HUẤN" của Cha Tổ Phụ không phải là một thủ bản được soạn ra, nhưng là những "Lời Vàng Ngọc" như các con cái ngài quen gọi, được ngài chia sẻ cho Cộng đoàn trong sinh hoạt hàng ngày.
Ngày 26-1-1922, khi khánh thành nhà Hội chung (Capitulum), tác giả cuốn Hạnh Tích đã ghi chú : "Thế là từ nay, mỗi ngày hai lần trong cái nhà ấy, Cha "nhả ngọc phun châu”, lấy bánh Phúc âm di dưỡng linh hồn con cái". (HT 173; DN (52/1)).
Đúng như truyền thống Biển Đức Xitô (x. TL 2 và 64), đây là một sứ vụ quan trọng của người phụ trách Cộng đoàn. Từ đầu, Cha Tổ Phụ rất ý thức điều đó và đã thi hành một cách nghiêm túc. Ngày 13-1-1921 trong thư viết cho bà kế mẫu, Cha nói : "Mỗi ngày hai lần, con phải dạy "Đàng thiêng liêng" cho cả nhà, tất nhiên phải có giờ dọn" (HT 158).
Quả thực là những Giáo huấn nhằm dạy "Đàng thiêng liêng" cho anh em, theo nhu cầu của các tâm hồn ở nhiều trình độ khác nhau.
Những bài Giáo huấn này, không nhất thiết được trình bày theo hệ thống, trái lại, đáp ứng những nhu cầu rất thực tế, và phát xuất từ nhiều hoàn cảnh và cơ hội khác nhau: 1
-Có thể là một ngày lễ, hoặc khởi đầu một mùa Phụng vụ.
-Hoặc do bài Tin mừng của ngày Chúa nhật gợi ra.
-Hoặc trước một số biến cố trong sinh hoạt : như dịp cấm phòng, khấn Dòng...
-Cũng có thể là do nhu cầu, hoặc hiện trạng của Cộng đoàn đòi hỏi.
Tất cả đã là những dịp thuận tiện cha nắm lấy để trình bầy cho con cái Giáo lý thiêng liêng cần cho đời sống Thần Linh.
Bắt đầu với nền tảng là ơn Nghĩa, vươn lên tới đỉnh của ƠN KẾT HIỆP sung mãn trải qua ba chặng đàng "truyền thống" : Từ việc dứt khoát bỏ tội. sửa nết đến việc "tập đức", lãnh nhận Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể. Hơn nữa phải chuyên cần cầu nguyện với lòng sốt sắng trung kiên, vươn tới đỉnh cao sự thánh thiện, mà dấu hiệu chắc nhất là tình mến, được kiểm chứng qua việc hằng làm trọn Thánh ý Chúa, và thể hiện tương quan yêu thương với anh em. Thật là bản tóm lược vắn gọn, nhưng đầy đủ và vững chắc cho đời sống thiêng liêng của anh em.
Còn về đời tu, Cha Tổ Phụ cũng đã truyền thụ cho con cái những điều rất cốt yếu :
Trước hết là làm sao nhận ra được phước của đời tu để hằng cảm tạ, để quý mến và nhất là để sống. Nhận thức đó trở thành một thúc bách người đan sĩ cố gắng từng ngày trở nên "Thầy dòng thật", “Thầy dòng thánh”.
Điều ấy không dễ, trái lại rất khó, cha không dấu điều đó, nhưng cha chia sẻ cho anh em xác tín vững chắc là với ơn Chúa giúp, cố gắng hưởng ứng thực tập. Thế nào cũng sẽ được. Ngài mách cho anh em những phương cách cụ thể. Ngài cũng đã trình bày về ba phần việc của đời đan tu. Ngài còn nêu lên : Đan sĩ phải sống thanh thoát, phải là con người cầu nguyện, nghĩa là hằng gặp gỡ Chúa, sống thân tình với Chúa. Và gặp được Chúa là gặp được niềm vui, sự bình an, cho dù phải trải qua bao thử thách, và nhất là một khi đã gặp Chúa sẽ yêu thương âu yếm đối với anh em.
Đời đan tu như thế xem ra "Đơn độc" với Chúa (Solus cum Solo!, "Đơn thuần" tìm Chúa, nhưng lại là cánh cửa cho chân trời rộng mở của Tình yêu : Tình yêu không mức độ của Thiên Chúa và tình yêu phổ quát trong khát vọng cứu rỗi các linh hồn, và xây dựng Ilội Thánh.
Càng nghiền ngẫm những lời lẽ có vẻ đơn sơ này, càng khám phá ra chiều kích thâm sâu và giá trị hiện sinh của các Giáo huấn của Cha Tổ Phụ phát xuất từ những xác tín sâu xa và được thấm nhuần kinh nghiệm sống.
Thế nhưng về nguồn gốc bản văn của những Giáo huấn ấy thì sao ?
Như đã nói trên đây, lời dạy của Cha Tổ Phụ như món ăn bổ dưỡng được các con cái lo ghi tâm khắc cốt. Tuy nhiên quả là một an bài kỳ diệu của Chúa : Một người anh em nhỏ bé đơn sơ trong cộng đoàn đã được ơn Chúa thúc giục, đã ghi chép cẩn thận các lời Giáo huấn quý trọng này. Đó là đan sĩ MARIA VINCENT NGUYỄN VĂN TÌNH, sinh ngày 12-3-1909, nhập Dòng ngày 25-12-1924, khấn ngày 20-8-1928. Sau này được Cộng đoàn nhà mẹ Phước Sơn phái đi tăng cường cho nhà con Phước Lý thành lập năm 1950. Thầy vốn là một người mảnh dẻ nhỏ bé, mỗi ngày chỉ dùng ít bột khuấy thành hồ, nhưng đã nhiều năm đảm nhận nhà đóng sách tại Phước Sơn cũng như Phước Lý... Trong con người nhỏ bé ấv, có một tâm hồn say mến Chúa, đã hòa mình với làn sóng tâm linh của Cha Tổ Phụ, bởi đó, thầy đã chăm chú ghi chép lại từng ngày những lời dạy của ngài.
Thầy Hiêrônimô Nguyễn Văn Năm (vào Dòng 10-1-1926), hiện còn đang sống tại Đan viện Thánh Mẫu Phước Hòa (Phước Lộc) làm chứng : "Thường thấv thầy Vincent dùng các lúc nghỉ trưa và các giờ rảnh rỗi để ghi chép các lời Cha Tổ Phụ vừa mới giảng dạy".
Có thể nói rằng : chính tâm hồn đơn sơ của người anh em là một thuận lợi để tính trung thực của những lời được ghi chép ít nguy cơ bị pha lẫn với những quan điểm hay kiến thức sẵn có.
Sự trung thực này được mặc nhiên kiểm chứng qua cả một thế hệ các môn sinh trực tiếp của Cha Tổ Phụ. Sau khi ngài qua đời, thì cha Bernard Mendiboure không ngần ngại cho đọc những lời Giáo huấn đó tại nhà hội.
Chính người viết những giòng này củng đá hỏi han cặn kẽ các bậc cha anh như Đức cố Viện Phụ Emmanuel Chu Kim Tuyến, Đức cố Viện Phụ Stanislas Trương Đình Vang, thầy Gioan Baptista và nhiều anh em đồng thời về tính trung thực của những LỜI GIÁO HUẤN.
Tất cả đều trả lời xác nhận : đã nghe, thậm chí đa quen nghe Cha Tổ Phụ dạy các điêu ấy. Và vì là những điều quan trọng, chắc chắn ngài đã không ngần ngại nhắc đi nhắc lại đến nỗi các đan sĩ như đã thuộc nằm lòng.
Thêm vào các lời Giáo huấn này, chúng ta con có thêm những lời quý báu đặc biệt:
- Trước hết là những "Lời Dốc Lòng" của Cha Tổ Phụ được ghi trên một mảnh giấy được tìm thấy trong sách nguyện của ngài.
- Nhưng nhất là những "Lời Trối" cha đã để lại cho con cái trước khi qua đời.
Chúng ta có thể coi đó như dấu ấn đậm nét chứng thực giá trị của các Giáo huấn của ngài.
Thiết tưởng trong 15 năm, kể từ ngày lập Dòng đến khi tắt thở, biết bao nhiêu lời giảng dạy của cha được trao ban cho anh em, ai mà kể cho xiết, ghi cho cùng. Tuy nhiên, những lời Giáo huấn này được truyền lại như một báu tàng khá phong phú để làm nền tảng cho đời sống thiêng liêng của đan sĩ Xitô Thánh Gia trong đặc sủng ơn gọi của mình. Đó là ý nghĩa, là giá trị, mục đích nhắm tới khi đọc những lời "Giáo huấn” của Cha Tổ Phụ.


BẢN VĂN
LỜI GIÁO HUẤN CỦA CHA TỔ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN

Số 107                           SỐNG KẾT HIỆP VỚI CHÚA (=1)

Chúng ta nên nhớ điều này, mọi sự thế gian thảv đều vô lối, vô ích, chóng qua cả, trừ sự kính mến Chúa và làm tôi Người , đáng cho chúng ta chăm lo mà thôi. Vậy cám ơn Chúa đã kêu gọi chúng ta vào Dòng, để lo một việc cao trọng ấy.
Chúng ta phải lo sống kết hiệp với Chúa. Mọi việc chúng ta làm vì Chúa, làm cho Chúa, chi cũng làm cho Chúa hết. Như vậv, chúng ta mới nếm được sự bình an của Chúa
Các thánh, xưa đã giữ một Luật như chúng ta, đã nên thánh cả, thánh lớn, là tại các thánh hằng lo sống thiêng liêng cùng Chúa bề trong. Các thánh làm mọi việc thường như chúng ta, song làm một cách phi thường, tại có sự sống thiêng liêng bề trong.
Đức Mẹ và Thánh cả Giuse 4, xưa ở thế hằng sống thiêng liêng cùng Chúa, xin các ngài giúp chúng ta cũng đặng như vậy.
Nếu trong Nhà Dòng này đặng như vậy, thì vui biết mấy. Cha nói lại, kẻo có người không hiểu, nghe nói sống thiêng liêng mà không biết sống thiêng liêng là làm sao. Vậy sống thiêng liêng, là sống với Chúa, với Đức Mẹ và các thánh trên trời; cũng như chúng ta sống trong Nhà Dòng này, với Bề trên và các anh em vậy. Sự sống thiêng liêng thiết thực là như thế đó 5. Có như vậy, ở trong Nhà Dòng này mới vui thích.
Xin Chúa cho chúng ta hết thảy, đặng nên người sống thiêng liêng cho thật. Muốn sống thiêng liêng bề trong, phải chăm lo nguyện gẫm.

Số 108                                               VỀ ƠN NGHĨA (= 30)

Ơn nghĩa là gì ?
Khi chúng ta chịu phép Rửa tội 1, thì được ơn nghĩa, ơn nghĩa là một tài năng Chúa ban cho chúng ta, quá sức tự nhiên của loài người. Nhờ ơn ấy, chúng ta mới được hiểu biết Chúa, kính mến Chúa, và được thông phần phước của Chúa, được hưởng Chúa; lại được ba nhân đức : Tin, Cậy, Mến, và bốn nhân đức phong hóa là : Khôn ngoan, Công bình, Mạnh mẽ, Tiết độ, và được bảy ơn Đức Chúa Thánh Thần 2.
Vậy, ơn nghĩa là làm cho chúng ta được :
1)Thông phần bản tính Chúa 3 .
2)Nên con cái Chúa và được hưởng gia tài của Người 4.
3)Nên bạn hữu Chúa 5.
4)Nên người lành thánh 6
5)Nên Đền thờ Dức Chúa Trời Ba Ngôi ngự 7 .
Vậy việc gì làm cho chúng ta đưưc thêm ơn nghĩa Chúa ?
 1)Chịu các phép Bí tích.
2)Làm việc lành.
3)Cầu nguvện.
Việc gì gọi là việc lành ?
- Các việc Luật dạy, cùng các việc khác mà làm theo ý ngay lành.
Khi chúng ta làm các việc lành thì có công, mà hễ có công thì thêm ơn nghĩa, hễ thêm ơn nghĩa thì Đức Tin Đức Cậy, Đức Mến củng thêm luôn.
Ai có ơn nghĩa chừng nào, càng gần Chúa hơn chừng ấy. Vi dụ :
Một thước vải đáng giá một xu, mà khi đã nhuộm thứ mầu gì rất xinh đẹp, thì đáng giá bằng trăm bằng ngàn. Cũng thể ấy, linh hồn khi chưa có ơn nghĩa thì đáng giá đôi ba tiền như thước vải thô, mà bây giờ đã nhuộm màu Đức Chúa Trời , thì đáng giá bằng trăm bằng ngàn vậy vì được phước của Chúa 10.
Phước của Chúa nghĩa là gì ?
- Là Chúa biết Chúa, và Chúa yêu mến Chúa trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Mà kẻ có ơn nghĩa, cũng được thông phần sự hiểu biết và Tình yêu phước lạc đó 11.

Số 109                        KHI ĐƯỢC ƠN NGHĨA THÌ ĐƯỢC GÌ ? (= 25)

Cha xin nhắc lại cho chúng con, xin chúng con hãy nhớ khi chúng ta được ơn nghĩa thánh, thì chúng ta được điều rất quí trọng, là được chính mình Chúa. Khi chúng ta đã được Chúa rồi, chúng ta đâu còn thiếu điều gì nữa ! 1 
Ơn nghĩa hằng thêm luôn mỗi khi chúng ta làm việc lành. Thật là điều quí hóa, không biết nói sao được. Nhưng, trước hết phải lo chừa các tính hư nết xấu đã 2.
Chúng ta thì cứ lo ra sức mà tìm những sự hèn hạ đời này, mà quên phước rất trọng, là Chúa ở cùng chúng ta. Người ngự thật trong lòng chúng ta 3, chúng ta thì cứ ra  sức tìm một hai chút hèn hạ cho vừa xác thịt, như khi muốn cho người ta khen, khi anh em làm trái ý một chút thì không bằng lòng, hay là khi ai chê thì không ưng, hoặc Bề trên quở hay ở hơi thẳng thì không chịu cho vui lòng, và trăm điều khác như vậy. Lại nữa, khi chúng ta không bằng lòng, hay là lánh sự cực mà tìm những sự cho vừa ý xác thịt, chúng ta thật là dại dột điên cuồng.
Chúng tôi là một loài rất hèn mọn, mà Đức Chúa Trời là Đấng trọng vô cùng, đành lòng xuống mặc lấy tính loài người như chúng tôi, mà nên Cha chúng tôi, Anh chúng tôi. Bạn chúng tôi 4.  Ấy thật là một điều lạ quá, trí chúng tôi suy chẳng thấu.
Vậy, xin chúng con chớ để lời cha nói ra như "nước đổ lá môn", nhưng hãy dùng lấy mà nuôi linh hồn mình. Còn được chút thời giờ bao lâu đang sống, thì hãy lo nên thánh cho mau kéo hết giờ 5.

SỐ 110 BA CHẶNG ĐƯỜNG

Chủng tôi đã biết, đi đàng nhân đức thì có 3 chặng :
1.Lo cho sạch tội, ăn năn đền tội.
2.Lo cho khỏi các tính hư nết xấu, lo sắm lấy các nhân đức.
3.Lo kết hiệp với Chúa.
Cho nên, hỏi cùng đàng là chi ? - Cùng đàng là kết hiệp với Chúa. Kết hiêp với Chúa, là hiệp một lòng một ý với Chúa. Như khi ta rước khách, thì trước hết là lo dọn nhà, quét tước cho sạch sẽ, có cái chi trái con mắt thì lo cất đi, rồi thi lo trau dồi cho đẹp đẽ, bấy giờ mới rước khách vào - Việc linh hồn cũng thế, chúng tôi lo cho sạch tội, rồi thì lo sắm các nhân đức trau dồi linh hồn mình, bấy giờ thì chỉ kết hiệp với Chúa mà thôi.
Lại cũng ví như một nhà có ba tầng, mà mỗi tầng có ba phòng. Vậy, ở tầng thứ 1 :
-Phòng thứ nhất là lo cho sạch tội 1, ăn năn đền tội.
-Phòng thứ hai cũng lo cho các nhân đức, nhưng mà ít lắm, thường thì lo nơi phòng thứ nhất nhiều hơn là cho sạch tội, còn ở lại đó lâu hơn.
- Phòng thứ ba, cũng có kết hiệp với Chúa, nhưng ít lắm.
Khi đã lên tầng thứ 2 :
-Phòng thứ nhất, cũng lo đền tội mình, ăn năn đền tội, nhưng mà ở đó ít hơn.
-Phòng thứ hai, lo sắm lấy các nhân đức, chừa tính nết xấu, lo trau dồi linh hồn 2, thường thường còn ở nơi phòng này lâu lắm.
-Phòng thứ ba, cũng năng kết hiệp với Chúa, nhưng mà cũng còn ít.
 Khi đã lên tầng thứ 3, chì kết hiệp với Chúa mà thôi. Cũng còn ờ nơi phòng thứ nhất và phòng thứ hai, nhưng mà ít lắm, chỉ còn kết hiệp với Chúa nhiều hơn. Các thánh khi đã lên đó, chỉ mãi kính mến Chúa thôi 3.
Vậy, đi theo đàng thường, thì ai ai cũng đi theo thứ tự ấy, bằng không thì không bao giờ nên người nhân đức thật. Vì hễ không qua phòng thứ hai, cũng không qua phòng thứ ba được, trừ ra có một ít đấng thánh Chúa ban ơn lạ thì họ nhảy cao mau chóng mà thôi, còn theo đàng thường, ai ai cũng phải đi theo thứ tự ấy. Bằng  không thì cả đời cũng không xong chi mà có kẻ lầm, có hơn một phần nửa người ta lầm, như mười người vào Dòng thì có sáu người lầm sự ấy. Bởi đó, có người khi được Bề trên nhắc bảo sửa tính hư nết xấu, thì xung và lấy làm buồn; mà hễ nói về sự kính mến Chúa, kết hiệp với Chúa, thì vui vẻ sẵn sàng nghe. Cho nên kẻ ấy lầm, là muốn vượt lên trên lập tức, thì cả đời cũng không xong chi hết 4. Các thầy thông thái dẫn đàng nhân đức và Hội Thánh, đều cũng chỉ dạy như vậy đó.
Vậy,chúng ta xét mình coi, mình đang ỏ bậc nào, rồì hãy gắng mà tiến tới, và cầu xin Chúa ban ơn cho.

Số  111                                  BA SỰ SỐT SẮNG (=29)

Trong chúng ta có nhiều kẻ buồn. Vì khi mới khởi sự đi đàng nhân đức thì hiểu   rõ và vui vẻ, bầy giờ thì không vui, không sốt sắng chi nữa 1.
Vậy, chúng ta phải biết, sự sốt sắng có 3 thứ:
-Sốt sắng trong ý muốn.
-Sốt sắng trong trí khôn.
-Sốt sắng trong xác thịt.
Thứ nhất, sự sốt sắng trong ý muốn, ví dụ : một người thà chết mà không thà lỗi một sự gì nhỏ mọn, thấy cách ăn nết ở mình không tốt thì ra sức sửa lại, và trong mọi sự chỉ biết vâng lời mà thôi. Đó là sự sốt sáng trong ý muốn, trong lòng. Sự sốt sắng ấy là sự sốt sắng thật 2 .
Thứ hai, sự sốt sáng trong trí khôn, ví như một người có trí khôn sắc sảo, coi Sách Thánh, sách thiêng liêng, thì hiểu một cách rõ ràng, lấy làm hay quá và đỏ mặt tía tai. Chúng ta tưởng đó là sự sốt sảng thật. Không đâu. Đó là sự sốt sẳng trong trí khôn. 
Thứ ba, sự sốt sắng động trong xác thịt. Như khi một người suy gẫm Sự Thương khó Chúa, cảm động chảy nước mắt ra. Sự sốt sắng ấy kém lắm, và cũng hiểm nghèo, vì động lòng cách này được thì cũng động lòng cách khác được.
Ấy là ba sự sốt sắng, chúng ta phải ý tứ mà phân biệt kẻo lầm. Sự sốt sắng trong ý muốn, thì tốt lắm, mua giá mấy cũng được. Sự sốt sắng trong trí khôn, đáng giá chừng năm xu. Còn sự sốt sắng trong xác, chỉ đáng giá chừng một xu. Song cũng tốt hết thảy, nếu chúng ta biết dùng, thi có sức đem chúng ta đến cùng Chúa mau chóng 3.

Số  112                                       VỀ ĐỨC MẾN (= 28)

Vì ý nào Đức Chúa Trời buộc chúng ta phải kính mến Người ?
* Vì Chúa muốn cho chúng ta được nhờ mà thôi, chớ Người không nhờ chi. Chúng ta kính mến Chúa, Chúa cũng không thêm gì; chúng ta không kính mến Chúa, Chúa cũng không bớt gì 1 .
* Vì lòng Người thương yêu chúng ta, nên buộc chúng ta phải kính mến Người, để chúng ta được nhờ mà thôi. Vì khi chúng ta được xem thấy Đức Chúa Trời, thì được sung sướng toại chí phỉ lòng phỉ dạ, không còn thiếu chi nữa.
* Nhưng, muốn biết chúng tôi có kính mến Chúa hay không, hãy xét coi chúng tôi có thương yêu anh em không. Nếu chúng ta có, ấy là dấu chúng ta có lòng kính mến Chúa, vì sự kính mến Chúa có lẽ lầm được, còn sự thương yêu anh em thì không lầm được. Sự chúng tôi kính mến Chúa không biết có chắc hay không, còn sự thương yêu anh em là dấu chắc chúng ta có lòng kính mến Chúa 2
* Chúng ta xét mình coi : trong ngày hôm nay, tôi có làm chi cho Bề trên và anh em tôỉ được vui chăng ? Coi ngày hôm nay, tôi có cố gắng làm việc chi cho Bề trên và anh em tôi bớt sự khó nhọc không ? Nhưng, gịúp đỡ anh em bằng sự cầu nguyện thì làm được luôn 3.
* Thường cha mẹ không phân bì con cái, con cái cũng không phân bì cha mẹ; còn anh em với nhau trong nhà thì hay phân bì ghen ghét nhau. Sự ấv năng có, tội ấy có nhiều người phạm, nhưng có ít người xưng.
Những người một trường một lớp với nhau, hay phân bì nhau. Cũng như các người làm cùng một nghề với nhau, như thợ rèn với thợ rèn, thợ mộc với thợ mộc, thợ này chê bai thợ kia. Thường năng có như vậy.
Chúng ta là anh em với nhau, đi đàng nhân đức như nhau, cho nên phải thương yêu nhau, chẳng những anh em ở một nhà với chúng ta đã rồi, lại phải thương yêu hết mọi người 4. Mà muốn cho được thương yêu anh em, phải ra khỏi mình là bỏ mình đi, thì mới thương yêu anh em được. Chúng ta hay yêu mình quá, cả ngày cứ nghĩ đến mình, còn anh em thì không được nghĩ tới. Mình đau chi một chút, lấy làm cả thể lắm; còn anh em đau, mình không lấy làm chi cả, vì chúng ta yêu mình quá .
* Cái đạo ăn chay, cái đạo đánh tội, cái đạo chầu Thánh thể, các đạo ấy dễ mà không chắc chi; còn cái đạo yêu thương anh em, đạo ấy thì chắc là đạo . Nhân đức thương yêu, lả khi thấy kẻ khác buồn thì mình cũng buồn, như thể là chính sự buồn của mình. Khi thấy kẻ khác vui thì mình cũng vui, như thể chính sự vui của mình vậy . Cái nhân đức ấy, là nhân đức đại độ, là nhân đức thật. Những kẻ ấy là người đại độ, không phai là tiểu nhân.
Vậy, chúng ta hãy hiểu cho rõ, cha nói cho cha mà cũng nói cho cả chúng con, như Lời Chúa đã phán : "Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đả cho uống; Ta không có chỗ trú, các ngươi đã cho trọ; Ta trần trụi, các ngươi đã cho mặc; Ta ốm đau, các ngươi đã thăm viếng; Tạ bị cầm tù, các ngươi đã đến hỏi han (...) Ta bảo thật; mỗi lần các ngươi làm những sự ấy cho một kẻ hèn mọn trong anh em Ta, tức là làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,35-36.40) 8.
Ấy là những Lời Chúa phán cùng chúng ta, để ngày sau ban phần thưởng cho chúng ta. Khi ấy vui mừng biết mấy; rày chúng ta hãy chịu khó đã. 

Số   113   MỌI SỰ ĐỂU VÔ ÍCH, TRỪ RA SỰ KÍNH MẾN CHÚA (= 36)

Trong Phúc âm, Chúa phán ví dụ về kẻ đã được mời đến ăn cưới trước hết, ấy chúng ta đã rõ, Chúa đã mời dân Do thái trước các dân.
Vậy. chúng la hãy suy ơn trọng chúng ta đã được, là ơn chịu phép Rửa tội, được nên con Chúa, được nên giống Chúa. Đó là một ơn trọng lắm, chớ khá quên l, hãy năng nhớ mà hết lòng cám ơn Chúa, vì mọi sự dều vô ích  chóng qua, trừ ra sự kính mến Chúa mà thôi.
Ngày hôm nay, chúng ta cũng có một ít việc chi đó, kẻ nấu ăn, người công kia việc nọ v.v... Các việc ấy đều vô ích chóng qua, trừ ra việc kính mến Chúa. Chúng ta hãy ăn ở cho khôn ngoan, biết dùng các việc ấy để giúp chúng ta trong sự kính mến Chúa. Kính mến Chúa, là hiệp một lòng với ý với Chúa. 
Phải chi mà Chúa cho chúng ta một cải máy chi mà bay khắp thế gian bây giờ, mọi nơi mọi chỗ, lại xem thấy trong lòng người ta nữa, thì thấy người ta đang lo chi mà đang làm gì : Người ta đang lo lắng nhiều chuyện : người thì làm Giáo hoàng, làm Giám mục, làm vua chúa; kẻ thì làm thợ mộc, thợ rèn; kẻ thì tự hào là thầy lang thầy thuốc... Khắp nơi, bao nhiêu người lo lắng các việc vô ích chóng qua 2. Thánh Phaolô quả quyết : Dầu tôi nói được tiếng các thiên thần, nói tiên tri, làm phép lạ, hoặc phó thân thể tôi cho lửa thiêu đốt đi nữa, mà tôi không có lòng mến Chúa, đều vô ích thay thảy. Vậy, chúng ta chớ khá lầm. Các việc ấy, trong vòng năm mươi sáu mươi năm là xong hết. Người ta từng lớp, từng lớp, lớp này nổi lên rồi rạp xuống, đến lớp khác nổi lên rồi cũng thế. Người ta sống như biển nổi dậy, gần như thể là toan nuốt cả mặt đất, rồi củng ngã xuống hết thảy. Nếu như có thiên đàng, thì chúng ta là người khôn ngoan thật; bằng không có thiên đàng, thì chúng ta là những kẻ điên cuồng.
Vậy, chúng ta chớ có điên khùng dại dột, chăm lo đến việc làm quá mà bỏ quên Chúa đi. Vì mọi sự đều vô ích chóng qua thay thảy, trừ ra một sự kinh mến Chúa mà thôi. Như Lời Chúa đã phán dạy : "Khi các ngươi đã làm mọi điều phải làm, các ngươi hãy nói : chúng tỏi là những đầy tớ vô ích, chúng tôi đã làm những điều chúng tôi phải làm" (Lc 17,10).

Số 114    SỰ KÍNH MẾN CHÚA CÓ HAI CÁCH (= 39)

Sự kính mến Chúa có hai cách :
-Một là lấy việc làm tò ra lòng mến Chúa.
-Hai là kinh mến Chúa thật trong lòng.
1/ Sự kinh mến Chúa bề ngoài, tỏ ra trong các việc làm. Như một ngưởi làm việc bổn phận mình tử tế, giữ luật chín chắn, đó cũng là kính mến Chúa trong việc bổn phận mình. Vốn sự kinh mến Chúa.không phải là tại các việc ấy, song chính sự kính mến thì ờ trong lòng, hễ trong lòng đã có kinh mến, thì các việc chúng ta làm bề ngoài mới nên hẳn hoi.
Củng có kẻ làm việc bổn phận mình tử tế, song có phải là kính mên Chúa không ? - Có khi có, mà cũng có khi không chắc chi. Như một người cà ngày giữ luật tử tế, làm việc bổn phận hẳn hoi, nhưng không phải là kinh mến Chúa chi hết, vì làm việc một cách tự nhiên, vì có ké tính tự nhiên làm việc cách tử tế, trong lòng thì không kính mến Chúa, cho nên không thêm công nghiệp chi mấy .
2/ Hai là chính sự kính mến Chúa ờ tại trong lòng. Là khi nhớ đến Chúa, thì thêm lòng tin cậy mến Chúa. Mến Chúa, vì lấy Chúa làm tốt, và ưng làm vui lòng Chúa.
Cho nên, hai người có ơn nghĩa bằng nhau và làm cùng một việc lành như nhau : một người làm vì lòng mến Chúa, cho nên khi làm rồi, người có ơn nghĩa bằng một lại thêm được bằng mười; còn người kia, vì mến Chúa ít, được thêm ơn nghĩa bằng một mà thôi  2.
Vậv, sự kính mến Chúa tại ở trong lòng. Có động lòng hay không, không cần chi. Có kẻ nghe động lòng, nghe vui, cũng tốt, không hại chi.
Số 115       ĐẾN BỔI PHẠT TẠ THÁNH TÀM CHÚA (=2)
Ngày hôm nay, chúng ta hết thảy hãy lên đĩnh núi cao. mà đem trí nhĩn chung quanh khắp thê giới. Vậy. chúng ta thấy gì ?
- Thấv phần nhiều trong thiên hạ, những chạy ngược chạv xuôi, lo ăn lo làm, lo cho thân xác vui sướng .
Vậy, phần chúng ta, Chúa đã thương đem chủng ta tới đỉnh núi phước nàv, để an ủi Chúa thay cho vỏ số người đã ở vô ân bội nghĩa cùng Chúa, làm cực lòng Chúa. Không nói chi kẻ ngoại, biết bao người Công giáo cả ngày mấy ai nhớ đến Chúa ? - Thật ít lắm ! Vậy, nếu chúng ta cả ngày không lo tưởng nhớ Chúa, an ủi Chúa, thì ai lo việc ấv ?
Vậy, chúng ta, hãv cầm trí lại mà suy xét, hoặc bấy lâu nay đã không lo, hay là không lo cho đủ, thì nay, hết lòng ăn năn xin Chúa tha thứ, và hãy gắng cùng ra sức lo làm bâv giờ, ngày hôm nay, giờ này, keo giờ chết đến, lo không kịp chăng ?

Số 116           BẬC THANG CỦA LÒNG MẾN CHÚA (= 20)

Có lời Thánh Benađo nói về sự kính mến Chúa thế này  1:
-Một là mến mình vì mình, là muốn sự gì thì muốn cho mình được nhờ mà thôi, là kẻ chỉ tìm sự vui sướng cho mình.
-Hai là mến Chúa vì mình, là mến Chúa vì Chúa ban ơn cho mình, mến Chúa vì muốn nhờ Chúa, ví dụ : một người nghèo khó, họ mến ông giàu có vì ông ấy giúp mình. Thì củng như vậy, đó là mến Chúa vì mình.
-Ba là mến Chúa vì Chúa, vì Chúa là Đấng đáng mến. Làm sự gì, chỉ làm cho Chúa vui mà thôi, còn mình thì không kể chi; mình có đặng công gì hay không, không kể, miễn là cho Chúa vui thì thôi. Đó là mến Chúa vì Chúa. Chúng ta phải lo cho được bậc này.
-Bốn là mến mình vì Chúa, là bỏ quên mình đi, không kể chi đến mình nữa. Mình đã chết đi cho Chúa rồi, lấy Chúa làm trên hết mọi sự. Khi phải ăn, thì ăn cho "cái xác con trâu" của Chúa, để nó có sức làm việc mà thôi. Đó là mến Chúa vì Chúa.
Vậy, để chúng ta dễ hiểu, cha nói tóm thế này :
-Bậc thứ nhất, là kẻ lấy Chúa làm không chi.
-Bậc thứ hai, là kẻ lấy Chúa làm một chút chi thôi.
-Bậc thứ ba, là kẻ đã lấy Chúa làm nhất hạng, làm Bề trên mình, cùng hằng lo lẳng vâng phục Ngươi.
-Bậc thứ bốn, là kẻ chẳng những lấy Chúa làm nhất hạng, làm Bề trên mình, mà lại lấy Chúa làm hết mọi sự cho mình luôn, cùng hằng than thở như Thánh Phanxicô rằng : "Lạy Chúa, Chúa là hết mọi sự cho con. Deus meus et omnia mea”2. Các thánh đã nói được lời ấy rất thật lắm.

Số   117       VỀ SỰ RƯỚC LỄ (= 27)

Mỗi lần khi ta rước lễ, thì được thêm ơn nghĩa, được nên giống Chúa Giêsu hơn1 được thêm phước thanh nhàn, được nên tốt đẹp trước mặt Đức Chúa Trời hơn. Mà sự được thêm ơn nghĩa nhiều hay ít, là tùy theo sự ta dọn mình.
Vậy, trong hai điều : dọn mình và cám ơn, điều nào cần hơn ? - Sự dọn mình cần hơn.
Cho nên, trong hai người, một người dọn mình sốt sắng tử tế, còn người kia không dọn chi, những ngủ gục lo ra, đến giờ anh em đi rước lễ thì mình cũng đi, đi rước lễ mà cũng như đi vào nhà cơm - song đi vào nhà cơm mà còn nghe trong mình biết vui biết đói, còn đi rước lễ thì không lấy làm chi - cho nên kẻ ấy thêm ơn nghĩa ít lắm.
Lại có lẽ e sợ vì năng rước lễ mà làm cho mình phải mất ơn nghĩa về sau. Vì đâu ? - Vì lấy Chúa làm quen quá, làm thường quá. Bời đó, lần lần ra nguội lạnh, trễ nải; sau hết thì sa phạm tội trọng, mất ơn nghĩa thánh. Cũng như  một người đi buôn, lời được một xu mà phải rách áo rách quần, lại bị mất đồ đạc, cho nên lời được một xu mà bị thiệt hại cả chục đồng. Bởi đó, chúng ta phải lo dọn mình cho tử tế tùy sức.
- Thứ hai, khi chúng ta rước lễ thì được thêm lòng sốt sáng.
Muốn cho được thêm lòng sốt sáng, phải lo cám cho tử tế. Như một người rước lễ, rồi ngủ gục lo r. không lo cám ơn, thì không được ơn sốt sắng.
Khi rước lễ, tuy ngủ gục, thì cũng được thêm ơn nghĩa, song thêm sự sốt sắng thì không. Muốn cho được sự sốt sắng thì phải lo tỉnh thức, nói khó cám ơn Chúa.
Sự sốt sắng là ơn giúp, giúp chúng ta làm các việc lành dễ dàng hơn . Sự sốt sắng giúp chúng ta thêm ơn nghĩa. Cũng như một người siêng năng buôn bán thì được mau thêm của cải; còn người vì nhác, không lo làm chi, thì không được thêm của chi.
  Vậy, chúng ta hãy lo dọn mình và cám ơn cho tử tế.
Bởi đâu mà chúng ta không được sốt sắng ? Phạm tội chi tỏ tường thì không, nhưng lại xem ra khô lạt làm vậy? - Cha nói : bởi thiếu sự hãm mình 3. Hãm mình giúp chúng ta thêm lòng sốt sống. Hãm mình, theo ý cha, là giữ luật cho kỹ cho hết.

Số 118      VỀ SỰ CẨU NGUYỆN (= 23)

Việc bổn phận chúng ta là cầu nguyện và kết hiệp với . Chúa.
Đó là việc riêng của chúng ta.
Cầu nguyện thì phải tin cậy Chúa. Vì Chúa dạy chúng ta phải cầu nguyện, chúng ta phải siêng năng đọc kinh cầu nguyện. Nhà này mà không cầu nguyện, thì hóa ra một nhà nông phu. Cầu nguyện là chính việc chúng ta. Thầy Dòng phải là con người cầu nguyện . Cầu nguyện là thực sự gặp Chúa cách thân tình, như giữa Cha và con . Vậy, chúng ta phải cầu nguyện, vì có lời Chúa phán : xin thì được, tìm sẽ gặp, gõ cửa sẽ mở cho .
Nghĩa vụ chúng ta là hãm mình cầu ngúyện 4, kết hiệp với Chúa. Cầu nguyện phải tin cậy Chúa, có nhiều khi chúng ta xin lấy qua lấy rồi, tại đâu ? - Tại chúng ta không tin cậy Chúa cho đủ 5 và không bền chí kêu xin 6 ; lại nữa, chúng ta không nhận thấy thiệt hại của sự thiếu cầu nguyện. Khi chúng ta cảu nguyện thì có ích luôn, cho dầu chúng ta cầu nguyện cho một linh hổn nào đã xuống hỏa ngục rồi, cũng vẫn sinh ích cho chúng ta.
Đọc kinh cầu nguvện, phải cầm lòng cầm trí. Sự đọc kinh có 3 cách :
1/ Đọc cho trúng vần nhầm chữ.
2/Đọc và suy ý nghĩa lời mình đang đọc.
3/ Miệng đọc, lòng trí kết hiệp cùng Chúa.
Vậy, khi chúng ta cầu nguyện, là làm một việc có ích luôn.

Số 119 ÍCH LỢI CỦA SỰ NGUYỆN GẪM (= 9)

1/ Nguyện gẫm cũng là một cách giúp chúng ta được thông hiểu hơn. Đang khi chúng ta nguyện gẫm, cũng có suy xét, sau rồi mới nguyện gẫm. Cho nên chúng ta học thêm lẽ mới. và hiểu cách thế đi đàng nhân đức rỏ ràng hơn1.
2/ Nguyện gẫm là cầu nguvện. Khi nguyện gẫm, chúng ta nói khó với Chúa, và xin ơn này ơn khác. Cho nên, sự nguyện gẫm là một cách cầu nguyện để chịu lấy ơn Chúa 2.
3/ Sự nguyện gẫm là chính việc chúng ta phải tập cho được kết hiệp với Chúa, ấy là chính việc nguyện gẫm 3. Chúng ta hãy tập cho được sự ấy, vì cũng là việc các thánh đang làm trên thiên đàng, là hằng kết hiệp với Chúa luôn, hầu được kính mến Chúa không khi nào nhàm chán .
Vậy, chúng ta hãy gắng công ra sức cho được sự này.

Số  120 VẾ SỰ NGUYỆN GẪM (= 26)

Cha nhắc lại đôi ba điều về sự nguyện gẫm.
Sự nguvện gẫm có 2 cách :
-một là nguvện gẫm cách thường;
-hai là nguvện gẫm cách lạ 1.
A/ Sự nguyện gẫm cách thường chia làm 3 bậc :
1.Bậc thứ nhất, là kẻ biết suy gẫm mà thôi. Bậc này suy nhiều  2, còn nói chuyện với Chúa thì ít lắm.
2.Bậc thứ hai, là ưng nói chuyện với Chúa nhiều, còn suy lẽ thì ít.
3.Bậc thứ ba, là hằng ở bình an trước mặt Chúa 3, ít nói, một hai khi củng nói một ít lời. Tuy không nói chi, nhưng hơn nói nhiều lắm 4, hằng ở bình an với Chúa lâu giờ mà không ngủ gục lo ra. Khi phải ra khỏi nhà thờ vì hết giờ, lấy làm tiếc vì phải bỏ đi.
B/ Sự nguyện gẫm cách lạ, là được ơn kết hiệp với Chúa cách đặc biệt 5. Khi nguyện gẫm cách thường, là như thể chúng ta đi tìm Chúa; còn bây giờ, Chúa lại đến tìm chúng ta, cho chúng ta được gặp Chúa. Sự này vì Chúa muốn, Chúa kêu gọi chúng ta; và cũng vì kẻ ấy trước đã có công ra sức dứt trừ mọi sự và hằng tìm Chúa, cho nên Chúa ban ơn trọng ấy cho. Đó là sự lạ Chúa làm cho linh hồn, như gió thổi vào buổm, ấy là ơn Chúa Thánh Thần thổi vào 6. -
Chớ chi trong chúng ta được ít kẻ như vậy, làm chúng ta được nhờ và sáng danh Chúa, sinh ích cho Hội thánh lắm nữa, vì linh hồn ấy có thần thế trước mặt Chúa. Kẻ ấy chẳng dính bén thế gian này, một lo tìm Chúa. Sự ấy có nên ước ao không ? - Nên lắm 7. Chê của cải thế gian thì được, còn sự thiêng liêng thì không nên khinh chê, vì chúng ta chê là vô phép với Chúa.
Ai nói rằng : các sự ấy để cho các thánh, còn tôi có trông chi sự ấy, ở thường thường cũng được. Miễn là lên thiên đàng thì thôi, ở nơi cửa thiên đàng cũng được, một người nói như vậy là vô phép với Chúa, chúng ta không nên nói như vậy 8 .
Sự nguyện gẫm cách lạ ấy gọi là ơn lạ, nhưng không phải là phép lạ. Phép lạ thì có sự bề ngoài, như làm cho kẽ chết sống lại, kẻ què đi được, kẻ đui được thấy... các sự ấy gọi là phép lạ. Còn sự kết hiệp với Chúa bề trong, không phải là phép lạ, nhưng hơn phép lạ. Chúng ta nên ước ao. Chớ chi cả nhà này ai nấy cũng ước ao sự ấy thì hay lắm, vì những kẻ nào ước ao như vậy, thì ra sức chừa tội, thấy cách ăn nết ở của mình không tốt thì ra sức sửa lại, thấy mình không ưa một anh em nào thì tìm dịp cho được giúp đỡ hoặc xét ý lành cho kẻ ấy, dẫu một tội rất nhỏ mọn cũng ra sức lo cho khỏi 9.
Một lỗi, một sự chẳng trọn lành, tuy nhỏ mọn, nhưng nó cản trở ta. Cũng như một sợi dây nhỏ, nó cũng cột cánh buồm lại được 10, chẳng cho gió thổi vào. Một sự chẳng trọn lành  cũng ngăn trở ơn Chúa Thánh Thần đổ xuống trong linh hồn chúng ta 11. Chúng ta biết, cái buổm khi đã cột lại rồi, dẫu một sợi dây nhỏ, cũng cột được.
Vậy, chúng ta phải ước ao nên thánh. Nhưng chớ có ai ước ao cho được phong thánh, chớ ước ao cho mình có truyện thánh đọc trong nhà cơm. Chớ ước ao như vậy. vĩ đó là kiêu ngạo, đó là phạm tội, không nên ước ao. Còn ước ao cho mình được nên thánh lớn trước mặt các thánh ở trên trời, thì được. Vậy, hai điều khác nhau, không nên ước ao cho mình được phong thánh, nhưng nếu ước ao cho mình được nên thánh, thì nên lám.
Chúng ta hãy gắng mà chèo cho đến khi ra khơi, thì được gió, bớt mỏi mệt. Song, bao lâu thuyền còn trong cửa, cực nhọc hoài, vì ít khi gặp gió. Vậy, chúng ta hãy gắng mà chèo đã, chờ đến khi Chúa muốn thì sẽ được 12.

Số  121 CỨU GIÚP CÁC LINH HỒN 
                          (Ta phải lo cứu các linh hổn) (=3)

Thường, Chúa để phần rỗi các linh hồn trong tay người ta. Đó là sự Mầu nhiệm, cũng là vinh hạnh cho chúng ta. Vì xem ra Người muốn dùng chúng ta mà làm việc của Người.
Nếu như không có ông Lu-thê-rô, biết bao nhiêu người khỏi lầm lạc. Và nếu như không có các thánh Biển Đức. Benado và Têrêxa cả, biết bao linh hồn phải thiệt ! Vậy, Chúa cũng muốn dùng chúng ta thể ấy. 
Chúng ta hãy lấy mắt thiêng liêng mà xem bên tả chúng ta, có tướng quỉ Luxiphe và thần hạ chúng, bên hữu chúng ta. có Chúa Giê-su và các thánh; còn ở giữa chúng ta, có vô số các linh hồn. Hai bên đều ra sức đánh nhau, để dành lấy các linh hồn. Chúa Giêsu giơ tay đầy thương tích, xin chúng ta rằng : "Hỡi chúng con, hãy cứu các linh hồn cho Ta với". Chúng ta lại khá làm ngơ sao ? 1 
Vậy, chúng ta hễ khi gặp sự gì trái ý cực lòng, hay sự khốn khó nào, hãy dâng cho Chúa để cứu các linh hồn. Như vậy, ở trong Nhà dòng mới vui; và khi gặp sự khó, mới dễ chịu, vì được dịp mà tỏ lòng mến Chúa, cứu các linh hồn cho Chúa 2. Xin Chúa cho chúng ta được như vậy.

Số  122 THƯƠNG YÊU NHAU (= 5)

Xưa, thánh tông đồ Gioan khi đã già cả, ngài chẳng có sức giảng được nhiều lời, thì bảo môn đệ khiêng ngài ra giữa giáo dân, ngài gắng sức an ủi : "Anh em hãy thương yêu nhau". Ngài cứ giảng đi giảng lại điều ấy hoài, nên có kẻ lấy làm nhàm mà thưa cùng ngài : "Cha cứ nói câu ấy hoài, xin cha giảng điều khác". Song, ngài trả lời : “Ấy là điều răn Chúa dạy, nếu ai giữ trọn một điều ấy, thì đã đủ” 1
Vậy, chúng ta hãy thương yêu nhau, hãy giúp nhau, hãy gánh đỡ gánh nặng cho nhau, hãy nhịn nhục nhau khi lầm lỗi, lấy đức thương yêu mà che đậy nết xấu nhau, đừng xét nét anh em khi không  phải việc mình, vì sự ấy đã có Bề trên và các người coi sóc. Thật, cha thấy sự ấy trong chúng ta còn thiếu nhiều lắm, chẳng những không thấy tấn tới, mà lại sút kém nửa.
Vậy, cha hết lòng khuyên về sự ấy cách riêng : là hãy thương yêu nhau. Nếu trong nhà, mọi người đều bỏ mình đi mà lo đến anh em cách riêng, thì mọi người trong nhà đều được sự an ủi, vui vẻ biết mấy. Chớ có ai dựa vào việc bổn phận mà làm cực lòng anh em. Háy nhớ, sự gì mình muốn kẻ khác làm cho mình, thì mình hãy làm sự ấy trước cho người ta. Chúng ta hãy nhớ mà đem vào trí vào lòng, vì là điều can hệ  2. Nhất là những kẻ có việc bổn phận gì, phải lo ý tứ cho lắm, đừng lợi dụng việc bổn  phận, để lo cho cái tôi của mình, không màng chi đến kẻ khác, dễ lỗi sự yêu người lắm, dễ lỗi lắm.
Chúng ta hãy lo cho được, xin Chúa và Đức Mẹ giúp cho.

Số  123 XÉT Ý LÀNH CHO ANH EM (= 24)

Chúng ta chớ bắt chước người Pharisêụ hay xét sự trái cho kẻ khác. Chúng ta chớ bắt chước mà xét sự trái cho anh em. Hễ khi nào chúng ta xét lỗi kẻ khác, thường lầm luôn, mười lần chưa được một lần trúng; mà cho đi có trúng, có nhầm đi nữa củng vô ích.
Chúng ta xét về ý lành, thì có ích luôn. Ai hay xét trái cho anh em, thì tự chứng tỏ mình là kẻ xấu : mình xấu nên cũng ngờ người ta xấu như mình. Cũng như một người đau bệnh sốt rét, hễ ăn chi vào miệng cũng kêu đắng, nhưng chẳng phải tại thức ăn đắng, song bởi tại có bệnh, vì tì vị xấu.
Chúng ta hãy xét sự lành sự tốt cho anh em, như Lời Chúa dạy : "Các con không đoán xét anh em, thì Ta cũng không đoán xét các con". Lại ràng : "Các con đong đấu nào cho anh em, thì Ta cũng đong đấu ấy cho các con"1.

Số  124 VẾ ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG
                                  (Ngày lẻ Đửc Thảnh Micae) (= 40)

Chúng ta nên xin Đức Thánh Tổng Lãnh Thiên Thản Micae cho được hiểu biết về sự khiêm nhường. Đức khiêm nhường là nền tảng đời sống Kitô hữu 1 . Kẻ khiêm nhường thì đươc Chúa thương, và được ban muôn ơn lành 2 .
Vậy. chúng ta nghe : sự khiêm nhường là ưng muốn ở bậc Chúa muốn, ví như tấm ngói nó muốn xuống lót nền. đó là làm ngược, không phải khiêm nhường đâu. Cho nên. sự khiêm nhường là bằng lòng chịu lấy hết mọi nỗi vui buồn Chúa gởi đến cho chúng ta. Kê khiêm nhường thì chi củng được, việc chi cũng xong; bữa nay được nhắc lên thì cũng được, đến mai lại bị hạ xuống củng vâng, chi cũng xin vâng hết.
Mọi sự xav ra, xem ra tình cờ. mà không phải tình cờ đâu. -vì mọi sự đều bởi Thánh Ý Chúa mà ra hết thảy. Chúa không làm phép lạ, Chúa dùng người ta đem chúng tôi đến cùng Chúa, như khi anh em ở khó chịu với ta, cư xử với ta một cách bạc tình lạt lẽo thì đó là bởi tay Chúa. Chúa để cho người ta đi trước, mà có Chúa đi sau, nhưng chúng ta thì kiêu ngạo không bằng lòng, ví dụ, khi một ánh em nào làm chi lỡ ra, làm cho kẻ khác chê cười, mình lấy làm xấu hổ, vì chi ? - vì kiêu ngạo. Kè học hành, làm bài thua sút anh em thì buồn, vì chi ? - vì kiêu ngạo. Luôn luôn như vậy.
         Trong một ngày, chúng ta kiêu ngạo nhiều lần, song người khiêm nhường vẫn ở bình an luôn. Như khi nghe rằng, ngày mai sẽ bị bắt giam, hoặc Bề trên loại ra, thì kẻ khiêm nhường cũng cứ ngủ bình an; hay là nghe tin rang, ngày mai sẽ được lên lảm lớn, thì cũng thế thôi, cứ ngủ bình an. Cho nên, kẻ khiêm nhường được bình an luôn 3.
Chúng ta đừng chiêm bao, nếu tôi làm được sự nọ sự kia ở ngoài thế gian, thì sẽ sinh ích cho linh hồn người  ta biết mấy. Không đâu. Không đâu. Chúng ta chớ khá lầm. Thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu đã nói :: "Phước cho những đóa hoa mọc giữa hang hốc, vì chỉ có một mình Đấng Tạo Hóa trông thấy mà thôi. Lại sách Gương Phước có nói : Chúng ta muốn được bình an, thì hãy muốn cho mọi người đửng biết đến chúng ta.
Vậy, xin Đức Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, có nghĩa là ‘ai-bằng-Thiên-Chúa’, cho chúng ta càng rõ thấu sự khiêm nhường hơn nữa, vì sự khiêm nhường cần thiết để chúng ta được kết hiệp với Thiên Chúa.

Số  125            NGƯỜI PHARISÊU VÀ NGƯỜI PUBL1CANÔ (= 35)

Chúng tôi nghe Phúc âm có kể chuyện người Publicanô và ngưới Pharisêu phô mình kiêu ngạo . Trong chúng ta ai nấy củng đã biết rồi.
Vậy, Đức Khiêm nhường bậc thứ nhất, là nhìn biết mình có sự gì lành, là bởi Chúa ban cho mới có 2. Cho nên, trong chúng ta cò kẻ có trí khôn hơn. Vậy, anh có trí khôn hơn vì Chúa ban cho anh hơn, còn em có trí khôn thua vì Chúa ban cho em ít; anh có trí sáng học mau, em thì tối trí học lâu, vì Chúa muốn vậy; anh có sức mạnh mẽ vì Chúa ban cho anh, em yếu sức vì Chúa ban cho em như vậy.
Cho nên không phô trương cậy mình, vì có nhiều có ít cũng bởi Chúa ban cho. Kẻ có nhiều, cũng không cậy mình mà khinh dể người khác; người có ít, củng không phân bì. Làm thế khác, thì thật là dại dột và điên cuồng.
Thật, thế gian không thiếu chi kẻ điên cuồng như vậy. Họ tưởng làm quan, làm bề trên, thì xem như là đang ở trên mây, trên khí, và khinh dể người ta. Chúng ta hãy hiểu ví dụ ấy cho rõ, vì dễ lầm lắm. Như vậy, Chúa có ban cho tôi nhiều, thì tôi cũng không khoe khoang; anh em tôi có ít, tôi củng không khinh chê; mà tôi có ít, tôi cũng không phân bì.
Vậy, chúng ta ai nấy củng là anh em với nhau cả, đang đi cùng nhau một đường, tiến về cùng Cha chúng ta ở trên trời, và lãnh nhận mọi ơn huệ nơi Người. 

Số  126         VỂ SỰ YÊU MẾN THÁNH GIÁ (=15)

Có ít câu này, cha tưởng cũng sình ích cho chúng ta, nên chúng ta hãy đem vào trí vào lòng mà suy nghĩ, chắc sẽ sinh ích cho linh hồn chúng ta nhiều.
Vậy, lời rằng : một lần chịu khổ vì Chúa, thì hơn trăm lần làm lành cho thế gian.
Hẳn thật như vậy. vì khi chúng ta chịu khó vì mến Chúa, thì được thêm công nghiệp, giúp chúng ta tập các nhân đức, nhất là đức nhịn nhục, lại thêm phước thanh nhàn trên thiên đàng 1.
Còn khi chúng ta làm ơn cho thế gian, thì chưa châc có phải vì mến Chúa hay không, hay là vì muốn cho thiên hạ tung hô khen ngợi. Khó cho khỏi sự ấy. Vậy, đã không thêm công, lại thêm tội cho chúng ta phải khốn về sau. Phước cho chúng ta, vì hằng ngày gặp dịp mà chịu khó vì Chúa. Vậy, chúng ta chẳng những là bằng lòng mà lại vui lòng mỗi khi gặp thể ấy 2. 
Nếu chúng ta biết ấp yêu Thảnh Giá vào lòng, thì mọi sự gian nan tân khổ đời này, không làm cho chúng ta nao núng. Có lòng trìu mến Thánh Giả thật , thi ơ trong Nhà dòng này rất đỗi vui mừng. Như vậy, ai mà làm chi được chúng ta ! Bề trên có quở phạt, anh em có khinh chê, đó là Thánh Giả, là điều mình hằng nâng niu tâng trọng. Những kẻ ấy ở trong Nhà dòng này vui thích biết mấy.
Xin Chúa và Đức Mẹ, khấng soi cho chúng ta được hiểu sự cha nói đó. và lo cho được như vậy.

Số   127                            PHẢi RA SỨC LÀM THẦY DÒNG LÚC ĐAU ỐM (=11)

Chúng ta hay ra sức nên thầy dòng thật, chẳng những lúc khỏe  mạnh mà lại lúc đau ốm nữa. Có kẻ khi đau thi xếp việc đi đàng nhân đức lại, để lúc lành rồi hay, kẻ ấy thật lầm lắm 1.
Người ta thường nói, muốn biết ai có nhân đức chừng nào hãy xem kẻ ấy lúc chơi đùa và khi ốm liệt, vì khi ấy, không có nhân đức cho khá, không có sự sống bề trong cho vững, linh hồn không cai trị thân thể được. Cho nên các tính xấu tỏ ra : buồn bã, trách móc Bề trên không thương chi hết; lại trách móc anh em không lo lắng chọ đủ rủi làm việc gì chẳng vừa ý thì xung; đòi sự nọ điều kia vô ích; lỗi đức khó khăn 2  . Nói tắt rằng : hễ trong mình ưng muốn chi, thì muốn cho bằng được, nếu không được vừa ý thì buồn bực kêu trách.
Chúng ta hãy biết dùng cơn bệnh mà nên thánh, vì là lúc được rảnh rang mà ở với Chúa; tùy theo sức, chớ làm cho mình phải thêm mệt quá. Hãy cầu nguyện cho Bề trên, cho nhà Dòng, và cho hết mọi anh em ở đây; lại cầu cho cả Hội thánh, cho kẻ có tội, kẻ ngoại, và các linh hồn trong chốn luyện ngục. Ấy là việc bổn phận thầy đau ốm. Ai có phận nấy, không ai có phép ở nhưng ở nể. Anh em tôi phải chịu khó làm việc vất vả cực nhọc, còn tôi thì nằm nghỉ trên giường mà lo phận sự thầy dòng đau, tức là lo đọc kinh cầu nguyện. Ấy là ý Chúa muốn cho tôi như vậy, tôi phải lấy làm có phước, vì việc ấy là việc nhất hảo, là việc bà Maria xưa đã làm mà Chúa lấy làm ưng ý vừa lòng mọi đàng. Vậy, tôi phải cám ơn Chúa, chớ có buồn phiền, vì thấy mình không được mạnh lại như ý mình muốn. Hăy để mặc Thánh Ý Chúa 3.
Có 2 điều cũng không nên cả hai :
1/ Gắng quá, làm mình mệt thêm, nên lâu khỏe lại;
2/ Yểu điệu nhác nhớn quá. Các việc thiêng liêng có thể đến được mà không đến; đi nhà cơm được mà không đi, làm cho mình mệt mỏi thêm; cùng nằm liều bắt anh em bưng cơm. Song các điều ấy, củng tùy kẻ coi sóc nhà liệt, họ biểu thế nào thì cứ vâng như vậy. Lúc ấy có thế nào, thì kẻ coi kẻ liệt phải thưa lại, còn mình thì vô can. Có kẻ ở trong phòng kẻ liệt đóng cửa kỹ, quì chầu Thánh Thể, mà đến khi ra nhà thờ, lại ngồi ngủ. Vậy, kẻ ấy làm ngược rồi. Cái đạo như vậy không phải là đạo của Chúa, song là đạo thờ quấy, vì Sách Thánh nói : kẻ theo ý riêng cũng là kẻ thờ quấy !
Ở nhà liệt, Chúa muốn cho tôi được nghỉ ngơi bổ sức lại, để có sức mà giữ Luật chung như anh em, ấy là ý Chúa, ý Bề trên là thế. Vậy, chúng ta hãy ra sức làm thầy dòng khi còn lành mạnh; kẻo lúc phải nằm liệt trên giường rồi, chỉ thấy cả cục thịt đó thôi, ra như không phải thầy dòng hãm mình đền tội chi nữa. Nhân đức đã biến đi đâu hết, mệt mỏi trong mình thì chỉ lo mình đau mình mệt, còn Chúa thì để ai tưởng nhớ mặc ai, tôi bữa nay đau. Đó là cục thịt ươn ! Đó lả con người yểu điệu !
Vậy, chúng ta bây giờ còn lành mạnh, hãy lo tập nhân đức cho vững chắc, hầu lúc đau ốm, được làm nên một thầy dòng đau cho hẳn hoi. Phải nhớ luôn, mình lả thầy dòng, nên lúc đau, cũng cứ là thầy dòng. Cho dầu chẳng được vừa ý, hãy nhớ mình đã khấn khó khăn, vì lòng mến Chúa, nên hãy chịu cho vui lòng. Hãy nhớ đoạn Luật Cha Thánh Biển Đức dạy : "Hảv kiên tâm mà chịu, vì phần thưởng sẽ lãnh thì bội hậu". Hãy nhớ anh em giúp mình là vì lòng mến Chúa, nên hằng phải tỏ ra lòng cảm mến biết ơn, dầu có điều chi trái tính tự nhiên cũng vui lòng.
Còn về phần anh em giúp, hãy tưởng như mình được giúp chính Chúa Giê-su vậy. Hãy thương yêu lo lắng tận tình. Vì chính sự đau ốm thì đã cực lắm rồi. Một lời nói, một cái động đạc... đủ làm cho người kẻ liệt phải cực nhọc thêm. Nếu mình lơ láo lôi thôi, không lo cho đủ, thì lại làm cho người kè liệt phải cực hơn nữa.
Xin Chúa giúp chúng ta nên thầy dòng thật đang khi còn lành mạnh, lại cũng được nên thầy dòng tốt lành trong lúc đau ốm. Chúng ta hằng nghe đọc  trong  hạnh các thánh xựa nay rằng : các đấng ấy lúc đau ốm tuy rằng thân thể yếu nhược, mà linh hồn thì lành mạnh; và thân thể càng yếu liệt chừng nào,  thì linh hồn càng được sức mạnh chừng ấy. Tại đâu có sự ấy ? – Là tại các thánh biết lợi dụng trong hết mọi dip, để mà tới gần Chúa. Chúng ta cũng hãv ra sức soi gương như vậy,vì đàng các  thánh đi xưa. thì rày chính chúng ta cũng đang đi một đàng ấy. Xin các thánh cầu giúp chúng ta luôn.

Số  128            KHÔNG NÊN THAN VAN KÊU TRÁCH (= 21)

Cha Thánh Biển Đức năng nhắc rằng : Không nên than van kêu trách 1, một đội ơn Chúa vì những sự khó chúng ta thường gặp.
Chúng ta nghĩ xem, sự ấy là một điều rất nghịch. Một người ở trong Nhà dòng này, mà than van kêu trách buồn bực, tỏ mặt quạu quọ, không bằng lòng với Bề trên, với anh em, chúng ta nghĩ xem, thật là mộc điều rất nghịch, không biết nói làm sao được.
Một người tự tình tự ý xin vào đây  thì phải biết chấp nhận, nào ai có ép buộc chi ? Tự ý xin vào đây, mà tỏ mặt không bằng lòng, nếu muốn sướng thì ỏ lại ngoài thế gian với cha mẹ, không sướng hơn và thong thả hơn sao ? Ví dụ, con chim chúng ta bắt bỏ vào lồng, nó ưng bay ra ngoài cho thong thả là phải rồi, vì bổn tính nó như vậy, nếu có con nào tự mình xin người ta mỏ cửa cho vào, mà không bằng lòng thì sao ? Chúng ta phải nhớ, chúng ta đã tự ý xin vào đây.
Hơn nữa, phần vụ của thầy dòng chúng ta, không phải là hoạt động bên ngoài 2, nhưng là việc dâng lên Chúa bài ca chúc tụng liên lỉ 3.
Phước, của đời chúng ta, là trở nên một "loài chim", hót lên lời ca ngợi Chúa, theo gương Đức mẹ, là "con chim hót hay hơn cả". Xin Đức Mẹ giúp chúng ta đươc noi gương Đức Mẹ, mỗi ngày nên giống Đức Mẹ hơn 4.

Số 129                            CHỚ CÓ MÊ LÀM VIỆC QUÁ (= 19)

Chúng ta hãy nhớ, chớ khá quên, là chớ có mê làm việc quá.
Chúng ta đã bỏ mọi sự thế gian mà vào đây, cho được tìm Chúa, chớ có điên cuồng dại dột, chớ có mê làm việc quá lắm. Đến giờ phải làm thì làm, làm cho siêng, làm cho tử tế, rồi thì thôi.
Ví như hôm nay chúng ta đi trồng khoai, trồng cà, đến mai đi thăm, thấy heo đã phá hết thì thôi, vì Chúa để vậy. Hoặc Nhà dòng, bị bão sập nhà, dịch chết trâu bò, nếu có thể cứu được thì cứu, không thì thôi, mặc thánh ý Chúa.
Vậy, chớ có mê làm việc quá. Đó là việc thiệt hại cả thể  đáng cho chúng ta lấy làm buồn hơn cả. Chúng ta chỉ lo một điều là kính mến Chúa, và ra sức làm đẹp lòng Chúa mà thôi 1. Chớ có lấy điều chi khác làm trọng làm cần, vì là vô ích chóng qua hết thảy, trừ ra một sự kính mến Chúa đáng cho chúng ta chăm lo mà thôi..

Số 130                                         HÃY CẤT LÒNG LÊN (= 37)

Bởi đâu các thánh hay đặt ca vãn ? - Vì sự đọc ca vãn hay hát kinh, có sức đem linh hồn người ta lên cao, còn xác thịt hèn hạ, thì ưa những sự tràm trệ thấp hèn ở đời, này.
Có một lần, các cha đang ngồi bàn ăn, một cha đứng dậy ca hát, cha ấy có ý nhẳc lòng trí mọi người lên khỏi bàn ăn. Khi cha ấy đang hát, một cha khác nói rằng : "Xin cho một miếng thịt bò". Các người ngổi ăn đó liền cười cả lên, mà thật đáng khóc hơn đáng cười.
Chúng ta khi nói chuyện cùng nhau, chớ nói về đồ ăn thức uống, chớ nói chuyện như loài vật. Nếu con trâu con bò nó nói được, nó nói chi ? - Nó nói đám cỏ này ngon, đám kia dở. Vậy, chúng ta chớ nói chuyện về phựớc lọài vật. Có nói, thì nói việc lành việc thánh giúp nhau kính mến Chúa mà thôi. Nếu ai buồn vì đồ ăn thức uống không ngon, chi mà ba tàu môn, ba lát dứa, cứ dọn đi dọn lại  hoài, ai ăn được, rồi buồn,  kêu trách, kẻ ấy không khác chi trâu bò, những linh hồn ấy thấp kém, cả đời chỉ bò dưới đất, mà tìm những sự mau qua chóng hết.
Vậy, chúng ta hãy cất lòng lên quá khỏi thế này. Phước chúng ta cao trọng lắm, đó là đựợc chính mình Chúa 1. Hãy ra sức tìm Chúa cho được.

Số 131            XIỂNG XÍCH LÀ NẾT XẤU, NGỦ MÊ LÀ QUÊN BỎ CHÚA

(Ngày lễ Ông Thánh Phêrô khỏi tù rạc) (= 41)
Khi Thánh Phêrô đang ngủ trong ngục, thì tay mang xiềng: Vậy, chúng ta mắc tính tư dục bởi máu Adam, nên chúng ta mắc xiềng là các tính mê nết xấu 1 Thánh Phêrô đang ngủ trong tù, chúng ta cũng đang ngủ mê là không tỉnh thức gặp Chúa, không  nói khó với Chúa,  không kết hiệp với Chúa. Ngủ mê là không mấy khi nhớ đến nước thiên đàng, không nhớ đến đời sau. Khi nói chuyện, cũng nói như người thế gian, nói việc làm ăn, về tiền tài, về những sự sung sướng đời này. Đó là ngủ mê !
Những người như thế, thật là người thế gian, chỉ lo việc đời này mà thôi. Những người thế ấy có nhiều lắm, chẳng những ngủ mê, mà lại chết nữa. Chết là mắc tội trọng, mất ơn nghĩa. Kẻ ấy ở trong tội, trong chúng ta thì khỏi sự ấy. Vậy, hãy cám ơn Chúa. 
Chúng ta hãy xét mình xem có phải là kẻ mê ngủ không? - Thật, có nhiều khi mê ngủ, vì miệng thì đọc kinh mà lòng thì lo ra, chiêm bao không nói với Chúa một lời; có khi buổi mai giờ nguyện gẫm, chúng ta thức, có ý đi đàng nhân đức, song khỏi một chốc thì quên mất.
Vậy, chúng ta hãy thức 2. Thức là hằng tìm Chúa, gặp Chúa, nói khó với Chúa, kết hiệp với Chúa 3. Có kẻ ra sức đi đàng nhân đức, giục lòng kính mến Chúa mà chưa dược, rồi lại ngủ mê. Chúng ta không nên ngã lòng. Ma quỉ nó cám dỗ chúng ta phạm tội nặng không được, thì nó cám dỗ chúng ta mê ngủ.
Khi Thánh Phêrô đang ngủ, Chúa sai Thiên Thần xuống đánh thức ngài theo mình mà rằng : "Hãy dậy cho mau, dậy cho mau". Chúng ta hãy xin Chúa sai Thiên Thần xuống đánh thức chúng ta dậy cho khỏi tù ngục chúng ta đang mắc phải, là các tính mê nết xấu. Chúng  ta hãy hết lòng cám đội ơn Chúa, đã kéo chúng ta ra khỏi tù ngục thế gian, mà đem chúng ta vào Nhà dòng này.
Xin Chúa cho chúng ta mau ra khỏi chốn tù đày thế gian này mà về cùng Chúa và Đức Mẹ trên Nước Thiên Đàng.

Số 132                                         KHUYÊN GIỮ TRÍ LÒNG 1 (=33)

Nay tiện thể có mấy anh em cấm phòng, và chúng ta hết thảv cũng dọn mình trước lễ Đức Mẹ. Chúng ta lo thông công với nhau trong buổi cấm phòng, lo ra sức nên thầy dòng hơn, nhất là các anh em kẻ thì khấn trọng thể, kẻ thì khấn tạm, người thì xin khấn lại, người thì mặc áo dòng, thì phải lo cách riêng hơn. Mọi việc bổn phận phải làm hằng ngày, làm cho chăm chỉ và tử tế. Lo tìm Chúa.
Nếu Cha Thánh Biển Đức, ngài có ở trong nhà này, ngài có ăn ở như chúng ta không ? - Hẳn thật, ngài hằng lo tìm Chúa, kết hiệp vớị Chúa mà thôi. Chúng ta cũng phải lo cho được như vậv.
Khi làm việc mà chăm chỉ, có ý làm việc cho Chúa, thì có quên Chúa đi nữa, cũng không sao! Nhưng mà trong các việc, có việc không cần phải chăm chỉ, hãy lo mà nhớ đến Chúa, bằng không thì trí khôn ta hav chiêm bao luôn : khi thì chiêm bao về xứ sở, cha mẹ, bà con, gặp người nọ người kia... Bởi đó, sinh ra chước cám dỗ, có khi vui buồn cũng tại đó.
Vậy, chúng ta phải cầm hãm trí khôn cho lắm. Đó là một cách hãm mình có ích hơn hết, mà khỏi sinh lòng kiêu ngạo. Chớ cho nó lo ra, là điều hại lắm; nhưng, hãy lo tưởng nhớ đến Chúa 2  . Sự bắt trí khôn hằng tưởng nhớ đến Chúa là một điều tốt nhất và là rất khó, cho nên có kẻ không làm. Vậy, chúng ta hãy lo mà làm, là tập mình hằng tưởng nhớ đến Chúa. Xin Đức Mẹ giúp chúng ta được như vậy 3.

Số 133                    CÁM ƠN CHÚA ĐÃ GỌI CHÚNG TÔI VÀO DÒNG (=16)

Chúng tôi hãy năng nhớ lại mà cám ơn Chúa, vì Chúa đã thương gọi chúng tôi vo dòng này. Thật là một ơn rất trọng.
Các thánh nói, trừ ơn được chịu phép Rửa tội ra, không có ơn nào quí trọng bằng ơn thiên triệu này, đáng kể là chịu phép Rửa tội lần thứ hai, vì ơn vào dòng thì tóm lại hết các ơn thay thảy.
Chúng tôi phần nhiều khi mới vào dòng thì còn nhớ, còn lấy làm qui làm phước; lâu lâu rồi xem ra quên, không lấy làm quí, làm trọngc cho đủ.
Một thầy dòng thật, khi có việc phải đi khỏi Nhà dòng, hoặc cực chẳng đã phải đi nhà thương, thì khi ấy mới biết phước trọng kẻ ở trong Nhà dòng là thế nào. Vì linh hồn chỉ gặp những điều chua xót đắng cay, không có chút chi là hạp cho linh hồn mình, và chỉ trông mong cho được mau bay về chốn thánh này, khác thể con chim bồ câu của ông Noê thả xưa, chỉ gặp thây ma xác chết, chẳng có chỗ nào cho mình để chân, nên bay về tàu. Vậv, những kẻ ấy thật là thầy dòng. Càng hiểu phước trọng mình đã được, càng cám ơn Chúa nhiều hơn.
Còn như anh em nào, khi có việc phải ra khỏi Nhà dòng, thì lấy làm vui thích, càng lâu về càng hay, ấy là dấu không tốt,  không phải long trí thầy dòng, khác thể con quạ ra khỏi tàu. gặp thấy thây ma xác chết thì vui thích vậy.
Các thánh hằng quí trọng ơn phước ấy, như bà thánh Maria- - Madalena de- Pazzi, năng hôn vách tường Nhà dòng, và hằng cám đội ơn Chúa, vì đã gìn giữ mình cho khỏi trăm ngàn sự cheo leo ở giữa thế gian 1.
Vậy, chúng tôỉ hãy năng nhớ lại, mà hết lòng cám đội ơn Chúa đã ban phước trọng ấy cho chúng tôi, và hằng ra sức ăn ở cho xứng đáng bậc cao trọng ấy, là bậc Chúa đã thương ban cho chúng tôi.

Số 134                                    NỀN THẨY DÒNG THẬT

                                                          (Ta phải nên thầy dòng thật) (= 8)
Chúng tôi phải nên thầy dòng thật, bằng không chỉ là phỉnh dối người ta. Họ gửi thơ xin chúng tôi cầu nguyện, họ tưởng chúng tôi là những người nhân đức lắm, toàn là những ông thánh, ông thánh hết 1.
Vậy, chúng tôi hãy lo nên thầy dòng thật. Chớ để sự họ tin cậy chúng tôi ra vô ích. Việc bổn phận chúng tôi là cầu nguyện hãm mình. Muốn nên thầy dòng cầu nguyện hãm mình, thì hãy giữ Luật dòng  và ý Bề trên cho kỹ, và kết hiệp cùng Chúa.
Ngày hôm nay chúng tôi có kết hiệp cùng Chúa không ? Kết hiệp với Chúa là năng nhớ đến Chúa, và nói khó cùng Chúa, hiệp một lòng một ý với Chúa . Chúa cho chúng tôi vui, chúng tôi cũng vâng. Chúa để chúng tôi buồn, cũng dạ. Chúa cho gặp những gì trái ý nghịch lòng, cũng vâng. Dẫu phải làm những điều khốn cực lắm, cũng xin vâng hết thảy. Như vậy mới kể là hiệp một lòng một ý với Chúa.
Còn như chúng tôi khi gặp sự gì khó thì không bằng lòng, lại tỏ dấu buồn bực, không bằng lòng với Bề trên, với anh em, không thương yêu nhau, như vậy thì còn chi nữa. Một thầy dòng không bầng lòng với Bề trên, thì có tội tỏ tường; mà không bằng lòng với anh  em, cũng vậy.
Chúng tôi đã khấn buộc mình cải quá tự tân, bỏ tính mẻ thói xấu, và gắng công ra sức tốt hơn. Vậy, cách ăn ở như thế đã biết mà không lo cải đổi, thì lỗi lời khấn ấy rõ ràng.
Chúng tỏi phải lo kính  mến Chúa, kết hiệp với Chúa, vâng ý Chúa mọi đàng, tỉnh thức luôn mà nhớ đến Chúa, thì lời chúng tôi cầu nguyện mới có sức, mới được thần thế trước mặt Chúa , mới làm cho người ta tin cậy chúng tôi không ra vô ích. Vì lời Sách Thánh rằng : "Chúa hằng làm theo ý những kẻ kính tôn Người".

Số 135                                                NÊN THÂY DÒNG THÁNH

                                                          (Ta phải nén thầy dòng thánh) (=4)
Chúng ta đã biết, làm nên một thầy dòng thật, nên một thầy dòng thánh không phải đễ đâu. Thật là một điều rất khó, nhưng chúng ta có khởi công ra sức chịu khó tập tành 1, chăm chỉ cầu nguyện, thì thế nào cũng được. Một thầy dòng "contemplativi" (chiêm niệm) hãm mình, trở nên một thầy dòng thánh, thì làm ích cho Hội thánh 2, và rạng danh cho dòng mình.
Hãm mình có hai thứ :
.- Hãm mình bề trong;
- Hãm mình bề ngoài.
Hãm mình bề trong thì sinh ích hơn hãm mình bề ngoài bội phần 3, lại không thiệt hại chi, ai làm cũng được, và chúng ta có tỉnh thức thì gặp dịp luôn.
Còn sự hãm mình bề ngoài, như bớt ăn bớt ngủ, làm khốn thân thể cách này cách kia, có khi nên có khi không, tùy ơn Chúa soi cho, và cứ ý Bề trên và cha linh hướng. Song chắc hơn là giữ Luật dòng cho kỹ là hơn cả, giữ cho trọn trong các sự nhỏ mọn, cũng như trong những điều trọng. Như giữ con mắt mà giữ khéo cho ra tự nhiên, chớ giữ cách chau mầy nhăn mặt quạu quọ, kẻo khó coi. Giữ chân tay cho nết na . Giữ cách đi đứng cho nghiêm  trang, cho ra một thầy dòng. Hãy mến yêu tôn kính Bề trên, hãy kính yêu anh em. Điều khó hơn hết là bỏ ý riêng chúng ta mà kết hiệp cùng Chúa, chịu khó hãm mình đền tội, cho được cộng tác với Chúa trong việc cứu rỗi linh hồn người ta. Một thầy dòng thánh thì những sự anh em làm mất lòng mình, khó ở với mình... các sự hèn hạ như vậy, thì thầy có kể chi đâu, mà cũng không xét đến sự ấy nữa, chỉ chăm chú nghĩ suy và thao thức vì thấy người ta ít kính mến Chúa mà thôi, cả ngày thầy chỉ tìm làm đẹp lòng Chúa, hằng kết hiệp với Chúa, an ủi Chúa và lo đến phần rỗi kẻ khác. Thầy hằng lo giữ như vậy, đến đỗi xem ra như chỉ có một mình Chúa với một mình thầy ở thế gian vậy, "solus cum solo" 5. Ấy là thầy dòng nhất hảo. Hội thánh ước ao về chúng ta như vậy. Sự ấy rất phải, vì sẽ làm ich cả thể cho Hội thánh cách kín nhiệm.
Ấy là chính việc bổn phận chúng ta, nên chúng ta phải lo cho được như vậy, là lo kết hiệp với Chúa, kính mến Chúa, và lo cho thêm số những người kính mến Chúa.

Số 136                 MỘT PHƯƠNG THẾ CÓ THỂ GIÚP CHÚNG TA

                               NÊN THẤY DÒNG... VÀ ĐỂ KẾT HIỆP VỚI CHÚA (= 17)
Phương thế ấy là tưởng nhớ Chúa hằng ở kề bên chúng ta luôn ngày luôn đêm.
Vậy, trong mọi việc chúng ta làm hằng ngày, hãy chăm chỉ coi Chúa Giêsu làm thế nào 1 thì ra sức soi gương. Chúa Giêsu đọc kinh thế nào ? Người đứng ngồi cách nào ? Lúc đọc ‘Vinh đanh’, Người cúi đầu thế nào ? Người nguyện gẫm ra sao ? Người ăn cơm, làm việc cách nào ? - Hãy xét từng việc từ mai tới tối như vậy, ai theo phận nấy. Hãy làm như Chúa Giêsu ở kề bên, và làm một cách rất tử tế, trọn hảo. Có điều chi khó, chúng ta xin Chúa giúp; có chi sai lỗi, xin Chúa thứ tha.
Nếu cả Nhà dòng chúng ta ai nấy cứ chăm lo làm như vậy, thật là tốt lành biết mấy ! Người ta trông vào thì thấy Giêsu, Giêsu thay thảy. Ấy, sự sống thiêng liêng là đó 2. Cha xin chúng con thử coi, chắc sẽ sinh ích, và Nhà dòng chúng ta sẽ ra khác, vì là Thiên Đàng ở dưởi đất mà chớ  3. .
Xin Chúa cho chúng ta hết thảy đều ra sức cho được như vậy, chắc sẽ vui lòng Chúa lắm.

Số 137                    MUỐN NÉN THÁNH, PHẢI GIỮ LUẬT DÒNG

                                   (Muốn nên thánh, hãy giữ Luật dòng) (= 12)
Cha năng nói, muốn nên thánh phải giữ Luật dòng, mà cha không nói sự giữ Luật trọn là một điều dễ làm, song thật là một điều rất khó.
Như ngày hôm nay, chúng ta đã ở trong nhà thờ lâu giờ, mà chúng ta đã dùng cho nên hay không ? Chúng ta đọc kinh này kinh khác, đọc có, hát có, mà chúng ta có làm tử tế, có cầm lòng cầm trí chăm chỉ tìm gặp Chúa cho trọn cả không ? Điều ấy, thật không phải dễ đâu. Đừng nói chi nhiều, nguyên một tiếng Amen mà thôi, chúng ta có đọc cho tử tế không' ? .
Thật quá sức chúng ta. Dẫu vậy, chớ ngã lòng. Cứ gắng, vì chúng ta như trẻ con, nhẹ tính nhẹ dạ. Chúa cũng không chấp cho lắm.
Nên, cha nói, chúng ta muốn nên thánh phải giữ Luật dòng thì đủ. Giữ cho trọn vẹn vì lòng mến Chúa. Không phải vì sợ mắt Bề trên, hay con mắt anh em. Củng đừng bao giờ cho người ta khen, như vậy là hèn, là làm thuê làm mướn lấy công, là kẻ tôi đòi... Hãy giữ Luật vì lòng mến Chúa, vì muốn đẹp lòng Chúa mình, muốn cho Cha mình vui thấy con cái có lòng mến thật. Như vậy mới gọi là giữ Luật dòng cho được nên thánh .
Trong chúng ta có kẻ nói, tôi muốn đi đàng hẹp, điều ấy rất phải lẽ. Nếu ai không có ý ấy, thì ở đây không được lâu, vì sẽ không hạp. Cha nói lại, nếu muốn đi đàng hẹp, hãy giữ trọn Luật dòng đã đủ, vì có lời một Đức Thánh Cha công nhận sự ấy rằng : "Đem cho tôi một thầy dòng đã giữ cho trọn mọi nét mọi chấm trong Lề luật nhà thầy ở, thì tôi phong thánh, không cần phai có phép lạ như thói quen phong thánh xưa nay".
Chúng ta chớ mất ngày giờ mà bày đặt mơ màng cái điểu chi trong trí vô ích. Cha còn nói lại, muốn nên thánh phai giữ Luật dáng cho trọn đầy đủ. Đó là trí ý các thánh xưa nay.

Số 138                  NHÁ DÒNG LÀ TRƯỜNG HỌC 1 TẬP
                                                LÀM TÔI CHÚA (= 18)

Trong các nhà trường, kẻ vao đố chính ý là để học hành, cũng có đi đàng nhân đức, song cốt ý cho được học hành. Vào đây không phải có ý ấy. Mà cũng không phải vao đây cho đặng làm vườn, làm ruộng. Một có ý vào đây  cho được nên thánh mà thôi 2.
Trước hết, phải bỏ mọi sự đi đã, bỏ sự dữ là bỏ tính hư nết xấu. Chớ có ai nói rằng : tôi không có tính hư nết xấu 3. Phải biết mình là kẻ xấu. Phải nhận lấy và tin các lời Bề trên nói. Chớ nghĩ rằng các lời ấy là Bề trên nói cho ai, chớ còn tôi có đâu các sự ấy. Bề trên in trí rồi nói thế, chớ tôi có đâu. Không. Chúng ta có tính xấu, chúng ta kiêu ngạo, chúng ta chớ nói không có. Bề trên cũng phải lo sự ấy, anh em cũng phải giúp nhau trong sự ấy, là làm gương tốt cho nhau, giúp nhau.
Khi thấy anh em lỗi Luật rõ ràng, thì phải giúp nhau, hoậc thưa với Bề trên, vì mình không thấy, anh em thấy, nên anh em chỉ cho, chúng ta phải giúp đỡ nhau. Nhà dòng không có ý chi khác, chỉ có một ý giúp nhau tấn tới trong đàng kính mến Chúa, cùng làm cho nhiều người kính mến Chúa nữa 4. Đó là mục đích chúng ta, ai nấy phải lo cho được. Xin Chúa giúp chúng ta.

Số 139                  TRONG NHÀ DÒNG, CHÚNG TA CÓ BA PHẨN VIỆC (= 10)

Chúng ta đả biết Luật dòng này có 3 việc phải làm :
1/ Đọc kinh hát lễ thay cho cả Hội thánh thờ phượng, ca ngợi Chúa 1 cũng như quân lính hằng canh thức luôn. Thế gian thường lo tìm bạc tìm tiền, lo vui chơi ngủ nghỉ, chúng ta như lính phải canh thức luôn mà cầu nguyện thạy mặt Hội thánh.
2/ Học hành, xem sách thiêng liêng, suy gẫm, kết hiệp với Chúa 2.
3/ Làm việc xác. Trong chúng ta ai lấy việc xác làm nặng nề, buồn bực, chán ngán, thì ở Nhà dòng này không được 3. Ở Nhà dòng này phải làm việc xác, ai theo sức nấy. Việc xác là việc đền tội, và cũng là việc các thánh đã làm. Sự ăn chay cũng lả việc đền tội; ma cũng không bằng việc xác. Khi ở trong nhà thờ, miệng nói : Lạy Chúa, con kính mến Chúa ! Đến khi ra làm việc, phải ép mình chịu khó một chút, lại chán ngán buồn phiền. Như vậy là chưa phải kính mến Chúa thật đâu, mới có ở nơi miệng thôi. Cha biết lúc chúng ta nói: Lạy Chúa, con kính mến Chúa, thì cũng muốn lắm đó, dầu chưa thật vì trong việc làm chưa có. Cứ gắng lần lần sẽ được, hễ muốn thật chắc sẽ được, không mau thì lâu.
Lại còn điều này nữa, tệ hại hơn, là khi phải ép mình làm việc nặng nhọc hơn một chút, lại tránh đi cho khỏi, chẳng muốn làm hay cực chẳng đã mà làm, vậy mà , cả lòng thưa với Chúa : Con kính mến,Chúa ! Kinh mến chi? - Đó là giả bộ nhân đức bề ngoài, cha nói đó là nhân đức Pharisêu ! 
Vậy, việc xác là điều thế gian ghê tởm lắm, họ chỉ lo tìm đàng mà lánh cho khỏi, khỏi được chừng nàò hay chừng ấy.
Phần chúng ta, chớ ăn ở yểu điệu nhát gan 4  : mạnh khỏe thì làm việc nặng, yếu thì làm việc nhẹ. Xét trong một gia thất thì thấy rõ việc ấy, không cần cha phải nói dài lời. Nhà dòng này cũng là một gia thất  , cha con, anh em thương yêu nhau, giúp đỡ nhau.
Việc xác cũng là việc Chúa Giêsu đã lấy làm cần 6, chính Người đã tra tay làm việc nặng nề khó nhọc lâu năm ở Nazareth. Lại các thánh xưa nay cũng đã làm việc xác mà nuôi mình.
Vậy, chúng ta đã hiểu, việc xác là điều có ích, giúp chúng ta cả phần hồn lẫn phần xảc.

Số 140                        CÁC NHÀ TRƯỜNG, NHÀ DÒNG
                                         KHÁC NHAU THẾ NÀO ?( =13)

Trong các ‘Nhà trường’ kẻ mới vào ở lớp dưới, làm việc khác ; các cha ở bậc trên, làm việc khác, hai bên khác nhau. Trong Nhà Dòng không phải vậy, kẻ mới vào cũng như Bề trên, Bề trên củng như kẻ mới vào : vì kẻ mới vào cũng lo việc tu thân, Bề trên cũng lo một việc ấy mà thôi 1.
Vậy, kẻ mới vào và Bề trên cũng làm một việc như nhau. Bề trên khi tĩnh tâm lại, cũng than thở : "Lạy Chúa, con kính mến Chúa, con xin dâng trót lòng con cho Chúa", và các việc như vậy. Kẻ mới vào cũng nói được những tiếng ấy và phải tập cho quen, nên hai bên in nhau, chỉ có khác điều này : ai vâng lời thật, ai khiêm nhường thật và có lòng kính mến Chúa, thì hơn  2. Có khi kẻ mới vào đã được hơn Bề trên và những kẻ đã ở lâu năm trong nhà dòng, như Lời Chúa đã phán rằng : "Kẻ đến sau hết sẽ lên trước hết, và kẻ đến trước hết sẽ xuống sau hết".
Các anh em khấn, chúng ta hãy lo, vì có thật như vậy. Trời đất sẽ qua đi, Lời Chúa phán chẳng sai. Còn kẻ tập, khi nghe vậy, chớ tưởng một hai việc sốt sắng mình đang có bây giờ, sẽ làm cho mình lên trước đâu; nếu không gắng sức và bền lòng, chẳng những không lên trước hết, mà lại phải loại ra khỏi thứ tự đó nữa, nhưng có lẽ lên trước hết cũng được, hãy cố gắng đi.
Vậy chúng ta hãy biết, việc chủng ta là việc trọng lắm, vì cùng làm một việc như các thánh trên thiên đàng đang làm bây giờ là kính mến Chúa. Chúng ta ở thế gian này, cũng phải lo việc kính mến Chúa, cho nên không khác chi; chỉ có khác điều này, là các thánh ở trên trời được xem thấy Chúa, hiểu biết Chúa rõ ràng hơn chúng  ta mà thôi, vì chúng ta ở đời này củng kính mến Chúa, các thánh trên trời cũng kính mến Chúa, cho nên chúng ta cũng làm một việc như các thánh trên thiên đàng.
Vậy, chúng ta phải lấy việc ấy làm trọng nhất, hơn hết mọi việc. Chớ tưởng các việc chúng ta đang làm bề ngoài là trọng, như việc xây nhà, làm vườn, nấu ăn, và các việc khác như vậy, ai làm cũng được. Chúng ta chớ lấy cảc việc đó làm trọng làm chính. Đó chỉ là việc tùy mà thôi. Chính việc chúng ta là, lo tìm Chúa, kết hiệp với Chúa, nói khó chuyện vãn với Chúa, kính mến Chúa, và lo cho có nhiều người khác cùng kính mến Chúa nữa 3.

Số 141                                       SỰ KÍN NHIỆM
                                    CỦA CÁC THẦY DÒNG CONTEMPLATIVI (= 14)

Sự kín nhiệm của chúng ta là gì ?
Từ 20 thế kỷ này có vô số các thầy dòng. Các thầy dòng đi giảng, đi giúp các nhà thương trường học, thế gian còn hiểu được. Còn như thầy dòng nguyện gẫm hãm mình như chúng tôi, thế gian không hiểu được 1.
Vì sao tìm đến nơi vắng vẻ rừng rú này  2, mà chẳng phải điên, cũng chẳng phải là vô tâm vô trí, như có người hiểu lầm như vậy ? Một lần kia, có người gặp cha trên xe lửa, họ tưởng nghĩ chúng ta là hạng điên. Song, không phải vậy. Dòng chúng ta có nhiều người có trí khôn lắm lắm, như các tu viện thuộc dòng Cha Thánh Biển Đức, đã có nhiều bậc khôn ngoan thông thái, nhiều vị vua chúa, bỏ hết mọi sự mà vào dòng 3.
Vậy, sự kín nhiệm Dòng chúng ta là gì ?
Là hằng tìm Chtia, chuyện vãn với Chúa, kết hiệp với Chúa. Đó là sự kín nhiệm của chúng ta. Sự ấy, thế gian không hiểu được. Phước chúng ta là đó rồi : gặp Chúa, nói khó với Chúa, kính mến Chúa, kết hiệp với Chúa. Nói khó với Chúa ở trong tâm hồn mình 4, và trong phép Thánh Thể. Biết có Chúa ở với mình như vậy, thì được đầy tràn an ủi. Kẻ ấy, khi thấy trời đất và cây cối hoa quả tốt tươi xinh đẹp, thì nói đó là mọi sự Cha tôi đã sáng tạo cho tôi được hưởng dùng mà cám mến ca ngợi Cha đã thương tôi thể ấy.
Biết có Cha chúng ta hằng ở với chúng ta, nào có ai làm chi được, cho nên được bình an vui mừng luôn. "Chúa chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì; nơi đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi an nghỉ". Kẻ gặp được Chúa như vậy, thật là thầy dòng. Kẻ ấy hằng khao khát linh hồn người ta, thương yêu anh em mình lắm, và hay xét lành về anh em. Kẻ gặp được Chúa như vậy, lấy làm vui thích quá chừng 5. Kẻ ấy dầu ai đem cho bạc tiền, cũng chẳng muốn ngó lại, vì đã gặp được Chúa là của vô giá.
Để gặp được Chúa như vậy, có phải hễ đã vào dòng là được cả không ? - Không. Có người dù ở lâu năm, cho đến bạc đầu củng chưa được. Cho được vậy, có hai cách Chúa quen ban : 
1/ Chúa ban cho những kẻ Người muốn ban, dầu kề ấy có khi là kẻ mới vô dòng, ấy là ơn riêng. 
2/ Kẻ đã chí công ra sức tìm Chúa trong mọi sự, đã trung tín trong bậc mình, siêng năng trong phận sự mình, và ước ao lắm lắm, thì Chúa cũng ban cho. Đây là ơn thường, mà cả hai cũng nên thánh lớn cả, nếu biết dùng nên và bền đỗ đến cùng. ' ,
Ấy là phước của chúng ta. Ai nấy hãy gắng, sẵn sàng luôn cho được chịu lấy ơn Chúa, vì Chúa muốn ban ơn cho chúng ta hơn là chính chúng tạ ước ao cho chúng ta 6 .

Số 142                                         KHI THẤY TRONG NHÀ DÒNG
                                        XEM RA SA SÚT THÌ PHAI LÀM SAO ? (= 6)

Khi chúng ta thấy trong nhà xem ra sút kém sự nọ điều kia. Sự ấy không phải điều chi lạ, là điều thường có trong các nhà dòng. Vậy, phải làm sao ?
Chúng ta ai nấy phải hãm mình, cầu xin Chúa ban lại sự sốt sắng ngày xưa. Nếu có sức sửa lại điều chi thì lo sửa, nhất là ra sức lo giữ Luật dòng cho kỹ càng chín chắn hơn, để làm gương cho kẻ khác. Nếu mình đã làm hết sức, vẫn thấy chưa được việc chi, chớ ngã lòng, hãy cứ một mực làm vậy mà đợi cho đến thời giờ Chúa muốn, vì lời cầu nguyện sẽ sinh ích luôn. Chúa đã phán : "Ai xin sẽ được, ai tìm sẽ thấy, ai gõ cửa sẽ mở cho", mà Lời Chúa phán thì chẳc thật, nên hãy kiên tâm chờ đợi. Đó !à thầy dòng tốt, thầy dòng thánh *.
Đừng có ở như kẻ hễ thấy nhà mình sút kém, lại chiêm bao, muốn đi dòng khác, vì lẽ rằng, dòng ấy e sốt sắng hơn, mình dễ nên thánh hơn, lưỡng lự suy tính chân trong chân ngoài. Còn khốn hơn nữa là cứ để lòng mình như vậy, để mấy tháng mấy năm, mà chưa đi được một bước nào trong đàng nhân đức.
Vậy, chúng ta chớ bắt chước hạng người này, một noi gương thầy dòng tốt lành, thánh thiện. Cha nói dự phòng trước, vì sự ấy dễ có trong các nhà dòng lắm. Đàng khác ma quỉ cũng vẽ thêm cho một phần nữa, làm cho linh hồn ấy phải hư mất: là bỏ dòng, bỏ ơn Chúa.
Vậy chúng ta hãy khôn ngoan, noi gương thầy dòng tốt lành thánh thiện. Như vậy, mới được đẹp lòng Chúa và làm ích cho nhà dòng mình. Xin Chúa và Đức Mẹ giúp chúng ta.

Số 143                              KHI NÀO GỌI LÀ NHÀ DÒNG HƯ? (=32)

Chúng ta hãy cứ đức tin, theo Phúc âm mà sống 1, bằng không thì nhà dòng ra hư, không đáng chi.
Khi nào gọi là nhà dòng hư ? - Là khi các anh em trong nhà, ăn nói như người đời; là khi anh em không thương yêu nhau; là khi anh em không bằng lòng với Bề trên và với nhau; là khi anh em tập hợp xầm xì mà tra xét việc Bề trên; là khi anh em chê trách nhau, chê trách đồ ăn thức uống không ngon... Khi ấy, nhà dòng ra hư rồi đó, không còn chi là nhà dòng nữa.
Trong mùa Chay, vừa nhằm dịp cấm phòng, chúng ta ai nấy xét mình lại trước mặt Chúa, thấy trong mình suy xét cách thế như vậy, thì ra sức cải đổi lại. Bằng không, cha xin những người đó đi về cho rồi, kẻo ở lại đây, ngăn trở kẻ khác không đi đàng nhân đức được.
Chúng ta không hiểu chúng ta đến đây có ý gi. Chúng ta tỏ mặt buồn với Bề trên. Chúng ta ở một cách khác, có ý tỏ cho Bề trên biết chúng ta không bằng lòng với Bề trên, với anh em. Cái tội ấy là tội to. Dẫu chúng ta không nói chi, nhưng mà ai cũng đều biết, không ai dốt nát chi đâu. Ở như vậy, là chúng ta làm gương xấu, làm ngăn trở kẻ khác, như Lời Chúa phán : "Khốn cho kẻ làm gương mù gương xấu".
Sự làm gương mù gương xấu trong Nhà Chúa, là điều thiệt hại lắm. Một trăm thầy dòng trễ nải, củng không bằng một thầy dòng sốt sắng. Các thánh đều nói như vậy, không phải chỉ cha nói mà thôi.
Chúa Giêsu quí kẻ sốt sắng hơn vì kẻ ấy giống Chúa hơn. Cũng như một đồng vàng rất nhỏ, mà nó qui' hơn trăm đồng xu. Lại như một miếng gỗ nhỏ mà chạm trổ khéo léo, thì quí hơn một lẻ gổ to, chỉ đáng giá đôi ba đồng mà thôi. Kẻ làm gương mù gương xấu trong nhà dòng, thiệt hại biết chừng nào !
Vậy, cha nói lại, ai nấy hãy xét mình trước mặt Chúa mà tự vấn mình xem : Chúng ta có phải là người đến đây cho được đi đàng nhân đức chừng ấy mà thôi chặng ? 2 Nếu chúng ta ăn ở như vậy, Bề trên và anh em có bằng  lòng về chúng ta không ?
Nếu chúng ta xét mình rồi, thấy cách ăn nết ở của mình như người thế gian, không muốn sửa mình lại, cha xin kẻ ấy về cho rồi, thà làm một  người bổn đạo thường cung được, chớ đừng ở đây mà làm gương mù gương xấu cho anh em. Ngăn trở kẻ khác đi đàng nhân đức, là điều rất thiệt hại cho nhà dòng. Cha cũng mong cho có đông anh em, nhưng có đông số thầy dòng mà chẳng ra gì, thà ít mà thật là thầy dòng thì tốt hơn.
Vậy, chúng ta ai nấy lo xét mình lại, và có điều chi không hợp Phúc âm, thì lo ra sức xa lánh. Ai nấy lo dọn mình, hầu được vui mừng trong ngày lễ Phục sinh sau này. Vì chúng ta chẳng sống được mấy ngày nữa, là lìa bỏ đời này, mà về cùng Chúa.
Xin Đức Mẹ cho chúng ta được thêm đông anh em, và thêm lòng sốt sắng kính mến Chúa hơn nữa.

Số 144                              ĐỨC MẸ THĂM VIẾNG BÀ THÁNH ISAVE
                                                (Ngày lễ kính Đức Bả đi viếng bả Thánh Isave) (= 38)

Chúng ta thấy Đức Mẹ vui mừng, bà Thánh Isave vui mừng. Bởi đâu Đức Mẹ vui mừng vậy ? - vì Đức Mẹ không ở một mình, có Chúa Giêsu ở với. Có Chúa Giêsu ngự trong lòng Đức Mẹ, nên Đức Mẹ được sung mãn ơn phúc 1. '
Bà Thánh Têrêxa cả, khi Chúa cho thấy sự vui mừng thiên đàng rồi, bà xem lại các sự đời này, bà ghê tởm quá, thấy  chi củng chán ngán.
Ông Thánh Phanxicô Assisi, khi Chúa cho sự vui mừng ấy trong lòng, lấy làm vui mừng quá sức, chịu không nổi, nên thưa Chúa rằng : Lạy Chúa, xin Chúa thôi chớ không con chết, chịu không nổi nữa !
Bởi đâu các đấng vui mừng quá vậy ? - Vì các đấng ấy đã được phúc khác rồi, chớ không phải như phúc đời này. Mà hễ bao lâu chúng ta đang còn lấy các sự vui đời này làm cái chi chi, thì chưa được sự vui mừng ấy đâu 2.
Vậy, xin Đức Mọ cho chúng ta được thêm lòng sốt sắng kính mến Chúa.

Số 145                                       KÍNH DANH CỰC TRỌNG ĐỨC MẸ
                                               (Ngày Lễ kính Thánh danh Đức Mẹ) (= 39)

Khi chúng ta nghe danh "MARIA", thì cúi đầu tỏ lòng cung kính Rất Thánh Đức Mẹ; Cúi đầu tỏ lòng kính mến Đức Mẹ  thật. Việc ấy tuy là nhỏ mọn, nhưng đẹp lòng   Đức Mẹ, lại làm cho chúng ta thêm vinh hiển đời sau vì tại có lòng kính mến Đức Mẹ.
Vậy, chúng ta phải hết lòng kính mến Đức Mẹ. Khi nghe kêu danh  Đức Mẹ, thì lấy làm vui, và thêm lòng  kính mến Đức Mẹ hơn nữa1 .
Số 146                                          MÙA ÁP : HÃY BẮT ĐẨU LẠI (= 7)
Mùa Áp, là đầu năm Hội thánh. Chúng ta hãy bắt đầu lại. Bắt đầu một cách vui mừng, mạnh mẽ : "Ecce nunc coepi, này đây tôi bắt đầu". Chừa bỏ tội lỗi và tính hư thói xấu mình đi, hầu được lòng vui mừng mà rước Chúa Giêsu trong ngày lễ Sinh nhật.
Vậy, phải xét mình lạỉ, xem bấy lâu nay chúng ta ăn ở có giống Chúa Giêsu không ? Trí khôn chúng tôi suy xét, có phải vì Chúa không ? Mọi việc chúng ta làm, có phải làm cho Chúa chăng ? Vậy, chúng ta hãy bắt đầu dọn mình lại cách vui mừng : trước không phải thì sau phải 1.
Năm ngoái trễ nải lôi thôi, rầy hãy lo ăn năn chừa cải, và đừng xét đến nửa, vì là việc đã qua; bầy giờ, hãy bầt đầu lại năm nay cho thật sự mà thôi 2.
Thật, Chúa rất rộng rãi với chúng ta, không nói sao xiết 3. Chúng ta dâng Chúa một chút, Chúa ban lại bằng mười bằng trăm. Chúng ta rán bước tới Chúa một chút, Chúa liền vội vã chạy lại bồng ẵm chúng ta vào lòng Người.
Chúng ta hãy hỏi mình xem thử, ngày hôm nay chúng ta có làm gì cho được tấn tới chăng ? 4  Chúng ta hãy cố gắng. Ngày nào cũng phải làm ít việc chi dâng lên Chúa 5, cho linh hồn mình được tấn tới : khi thi chừa tính xấu, lúc lại tập nhân đức, lúc khác lại vui lòng chịu lấy sự khốn khó.
Nếu mỗi ngày chúng ta có làm được một việc chi, thì thấy trong mình thêm vui. Mà ngày nào cũng có việc mà làm, cho nên vui luôn. Còn như ở nhưng ở nể, không làm chi, thì chỉ thêm buồn.
Nhà dòng là "TRƯỜNG HỌC TẬP LÀM TÔI CHÚA", cho nên chúng ta ngày nào cũng phải tấn tới. thì ở nhà dòng mới vui.
Vậy, chúng ta hãy dọn mình cho được vui mừng trong ngày lễ Chúa Giáng sinh.

Số 147                                              VÉ ĐỨC KHÔN NGOAN (= 22)

Sự khôn ngoan có ba thứ :
Khôn ngoan xác thịt,
Khôn ngoan tự nhiên,
Khôn ngoan thánh thiện.
1/ Khôn ngoan theo xác thịt, là toan mưu hại người ta cho được chức quyền của cải, toan mưu ăn trộm ăn cướp.
2/ Khôn ngoan tự nhiên, như một người có chức quyền, biết dùng quyền mình mà cai trị công chính, việc chi cũng cứ theo lẽ phải mà làm. Sự khôn ngoan ấy cũng đáng khen.
3/ Khôn ngoan thánh thiện, là chỉ lo cho mình kinh mến Chúa mà thôi. Đó là đức khôn ngoan thật  1. Nhưng, đức khôn ngoan Chúa đổ vào linh hồn, và sự khôn ngoan do tập thì khác nhau 2 .
Một người khôn ngoan thật, chỉ lo về đời sau mà thôi, là biết mình sống ở đời này là lo sửa soạn về nhà Thiên Đàng đời sau. Tin thật chắc chắn không hồ nghi chi hết, lại ra sức nên thánh mà thôi. Đức khôn ngoan chúng ta phải tập, là biết dùng mọi phương thế mà nên thánh, cả khi phải buồn bực, lúc đau đốn, hay khi bị xấu hổ. Lúc bình thường thì chúng ta nhớ, đến khi đau đớn cách này thế kia thì lại quên, khi ấy chỉ lo một việc đau đớn mà thôi, không dùng sự đau đớn ấy mà nên thánh.
Cho nên. chúng ta phai tập đức khôn ngoan, và đón nhận đức khôn ngoan do Chúa đổ vào linh hổn.

Số 148                             VỀ SỰ KHAO KHÁT THIÊN ĐÀNG (-34)

Chúng ta hãy xét mình xem, lòng chúng ta có mong mỏi khát khao Thiên Đàng chăng ?
Khi chúng ta suy một ít nữa được về Thiên  Đàng, một ít nữa chúng ta được nhìn thấy Chúa và Đức Mẹ yêu dấu chúng ta. Khi chúng ta suy như vậy, trong lòng có lấy làm vui, có mong mỏi mau về  cùng Chúà không ?
Nếu thấy trong mình vui sướng, và mong mỏi về với Chua, ấy là dấu tốt, là dấu linh hồn khỏe mạnh. Nếu suy về Thiên Đàng, mà trong lòng cũng thế đó, không lấy làm chi, ấy là dấu chỉ linh hồn  không khỏe mạnh, vì không lấy Thiên Đàng làm chi, không lấy phước của Chúa làm chi, vì thiếu đức cậy.
Thiếu đức cậy, thì củng thiếu đức tin và đức mến nửa. Nghĩa là, hãy còn yêu thế gian. Cha Thánh Biển Đức hằng suy xót về sự đời sau luôn. Và các thánh cũng đều thế'cả’.
Xin Chúa, xin Đức Mẹ thêm đức tin. đức cậy, đức mến Chúa vào lòng chúng ta hơn nữa.

Số 149                                      LỜI DỐC LÒNG

-Đừng xét đoán ai 1.
-Đửng nói lời gì làm phiền lòng ai 2 (Trừ khi có phận sự phải nói). 
-Đừng cố chấp trong việc chi 3,
-Cư xử vơi mọi người cách dịu dàng, thương mến 4.
-Hết sút giúp đỡ và làm vui lòng mọi người 5.
-Cầu nguyện.
-Chịu đau khổ.
-Ở lặng 6.
Này con là tôi tớ Chúa, và là con Đức Mẹ.

Số 150                                                LỜI TRỐI

Cha gần về cùng Chúa 1 không biết chắc là ngày nào. Song theo sự thường, thì cha không còn ở thế gian này với chúng con lâu ngày nữa.
Cha khuyên chúng con hãy nhớ : Đàng nhân đức là tuân theo Thánh ý Chúa, mà theo Thánh ý Chúa là giữ Luật dòng cho trọn. Cha còn nói một lần nữa : chúng con muốn nên thánh, thì hãv giữ Luật dòng 2, muốn nên thánh, thì hãy giữ Luật dòng .
Còn phần cha, thi đi bình an lắm. Cha không áy náy lo lắng chi hết. Vì cha biết rõ Chúa là Cha chung, Chúa thương cha vả cũng thương chúng con; cho nên không sợ chi cho cha, và cũng không sợ chi cho chủng con.
Vậy, xin chúng con hãy ở bình an như cha, vì Chúa là Cha thương chúng tôi quá lẽ 3.
Chúng con muốn xin phép lạ, (Ý nói : xin cho ngài lành bệnh), thì mặc ý. Còn phần cha thì không xin. Cha xét phó mình trong tay cha lành là điều tốt hơn cả 4 .
Vậy, trong chúng con chớ có ai buồn, chớ có áy náy lo sợ. Một đi chung cùng nhau, vui vẻ theo Thánh ý Cha chúng ta.
Cám ơn Chúa. Cám ơn Đức Mẹ 5.
Sacramento  4/2/2018.